Ta nói gì khi nói về du học nhật bản? – Sách 100

Ta nói gì khi nói về du học nhật bản?

Ngày đăng: 01/04/2021 - Người đăng: Tạ Ngọc Trâm

DU HỌC NHẬT BẢN, NÊN HAY KHÔNG NÊN?


du học nhật bản



Bạn là người yêu thích tiếng Nhật và muốn đặt chân đến xứ sở hoa anh đào để học hỏi thêm kiến thức, trải nghiệm văn hóa đặc sắc của đất nước này? Nếu thế thì bạn đã nắm rõ những thông tin và quy trình du học Nhật Bản hiện nay chưa?


Hãy cùng Sách 100 tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này nhé.


NỘI DUNG:
I. Có nên đi du học Nhật bản năm 2021?
II. Du học Nhật là gì? Các hình thức du học hiện nay
III. Điều kiện để đi du học Nhật Bản
 1. Độ tuổi
 2 Điều kiện sức khỏe cơ bản
 3. Trình độ
 4. Khả năng tài chính
IV. Hồ sơ du học cần chuẩn bị những gì?
V. Du học Nhật Bản nên chọn ngành nào?
VI. Chia sẻ kinh nghiệm du học Nhật Bản 



I. Năm 2021 có nên đi du học Nhật trong tình hình dịch bệnh covid đang diễn ra không? 


Theo NHK News, Nhật Bản đã chính thức phê duyệt Vacxin Covid-19 đầu tiên vào ngày 14/02/2021 và tiến hành tiêm chủng loại Vacxin do Pfizer phát triển và cung cấp vào ngày 17 tháng này sau khi đã xác nhận tính an toàn và hiệu quả của nó. Người ta dự đoán rằng số lượng người nhiễm bệnh chắc chắn sẽ giảm trong thời gian sắp tới.


(Nguồn:https://www3.nhk.or.jp/news/html/20210214/k10012866411000.html )


Ngoài ra, do dịch Covid nên tỉ lệ cạnh tranh hồ sơ nhập học thấp hơn trước đây, các trường đại học ở Nhật cũng khan hiếm du học sinh. Chính vì vậy nếu mọi người có ý định đi du học hãy chuẩn bị hồ sơ và kiến thức kĩ năng ngay nào!!!



II. Du học Nhật Bản là gì? Các hình thức du học Nhật hiện nay


1. Du học Nhật Bản là gì?


Du học Nhật Bản là hình thức đưa người Việt Nam qua Nhật Bản học tập theo chế độ của Nhật Bản và có khá nhiều hình thức Du học Nhật Bản.


☞ Lộ trình đi du học Nhật phổ biến: 



- Bạn sẽ phải học dự bị tiếng ở trường nhật ngữ theo thời gian dưới đây tùy thời điểm bạn nhập học, sau đó mới đăng ký thi vào ngành học mình mong muốn.


Nhập học vào tháng 1

Học dự bị tiếng 1 năm 3 tháng

Nhập học vào tháng 4

Học dự bị tiếng 2 năm 

Nhập học vào tháng 7

Học dự bị tiếng 1 năm 9 tháng

Nhập học vào tháng 10

Học dự bị tiếng 1 năm 6 tháng


- Sau khi tốt nghiệp trường nhật ngữ bạn sẽ có đủ điều kiện để thi và học lên các chương trình đào tạo cao hơn. Nếu thi vào Đại Học để học tiếp, bạn sẽ phải tham gia bài thi EJU để xét tuyển đại học.


☞ Link tìm hiểu kì thi EJU tại đây: 
https://jasso.org.vn/eju-la-gi/ 


Nếu các bạn có dự định đi du học vào tháng 7, tháng 10 thì hãy nhanh chóng tìm hiểu kiến thức du học thôi nào!


2. Các hình thức du học hiện nay


a. Du học Nhật tự túc


Đây là hình thức du học mà du học sinh phải chi trả 100% học phí. Hình thức du học này chiếm đa số do không có nhiều sự cạnh tranh so với hình thức du học bằng học bổng của chính phủ Nhật.


b. Du học Nhật theo hình thức vừa học vừa làm


Đây là hình thức bạn sang Nhật học tập và làm việc theo quy định của chính phủ. Thường là dành cho những người có trình độ cao đi học nhờ ngân sách từ chính phủ tài trợ.


c. Du học Nhật theo hình thức trao đổi sinh viên/internship


Đây là hình thức bạn sang Nhật để làm việc trải nghiệm cuộc sống và văn hóa khi bạn còn là sinh viên tại đại học ở Việt Nam. Đa số là dành cho các bạn sinh viên năm 2,3 học ngành ngôn ngữ Nhật sang Nhật internship thường là khoảng 6 tháng đến 1 năm. Sau khi trở về nước, nếu bạn làm việc chăm chỉ nhiệt huyết, khả năng tiếng tốt sẽ được bên công ty/doanh nghiệp tiếp nhận internship trao bằng chứng nhận đánh giá bạn.


d. Du học Nhật bằng học bổng của Nhật


Đây là hình thức du học có tỉ lệ cạnh tranh cao nhất, nếu muốn giành được những học bổng như thế này bạn cần phải nỗ lực tập trung rèn luyện trong thời gian dài mới có thể đạt được.


☛ 2 học bổng nổi tiếng danh giá nhất của Nhật


Học bổng

Link yêu cầu dự tuyển

Học bổng MEXT(Mext scholarship)

https://jasso.org.vn/hoc-bong-chinh-phu-nhat-ban-mext/ 

Học bổng Jasso (Japan Student Services Organization)

https://jasso.org.vn/hoc-bong-jasso/ 


Ngoài ra, còn nhiều học bổng giảm học phí một phần của các trường đại học, các trường Nhật ngữ nữa. Săn những học bổng này sẽ dễ dàng hơn 2 học bổng ở trên.


Xem thêm: Tìm hiểu về học bổng du học Nhật


III. Điều kiện để đi du học Nhật Bản


1. Độ tuổi


 Nam/Nữ từ 18-35 tuổi.

Ngoài ra từ 12-18 tuổi vẫn có thể sang Nhật du học trung học nhưng visa phải theo diện có người bảo lãnh và thủ tục khá phức tạp.


Nên đi du học trong độ tuổi từ 18-27 là thích hợp nhất.


2. Điều kiện sức khỏe cơ bản:  


- Không mắc bệnh truyền nhiễm (HIV, giang mai, lậu…), hô hấp (lao, viêm phổi…), da (bệnh vảy nến, bệnh phong…).


- Không bị khuyết tật, dị tật.


- Không có tiền án tiền sự.


3. Trình độ:


- Du học bậc trung học phổ thông: 


+ Đã hoặc sắp tốt nghiệp THCS.


+ Đạt trình độ chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu N5.



- Du học trường Nhật ngữ:


+ Có bằng tốt nghiệp THPT


+ Có tiếng Nhật N5


+ Điểm trung bình cấp 3 trên 6.0



- Du học bậc cao đẳng, đại học, cao học:


+ Đạt trình độ tiếng Nhật tối thiểu N3 hoặc N2.


+ Tốt nghiệp THPT (không quá 4 năm tính đến thời điểm du học).


+ Nếu bạn tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học thì thời gian giới hạn có thể cao hơn (6 năm).


+ Từ 18 đến 30 tuổi (Dễ xét hồ sơ hơn khi tuổi thấp).


+ Điểm TB học tập (GPA) THPT tối thiểu từ 6.0 trở lên (có trương nhận 5.0) và không bị điểm yếu môn nào.



4. Khả năng tài chính 


- Đối với du học cấp THPT, phải chứng minh tài chính của người bảo lãnh DHS: Sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng phải có từ 800.000.000 VNĐ.


- Yêu cầu bố mẹ (hoặc người bảo lãnh) phải có thu nhập ổn định từ 25 triệu/tháng trở lên và tài khoản tiết kiệm phải có ít nhất 500 triệu trở lên.


- Đối với du học tự túc, chi phí du học khoảng 250 - 350 triệu/1 năm. Nếu bạn nào không có đủ khả năng tài chính chi trả trong 1 năm đầu hãy cố gắng săn các học bổng của Nhật nhé.


Năm 2021, các trường ở Nhật Bản có cực nhiều học bổng giảm học phí để thu hút du học sinh, rồi sau 6 tháng đầu nhập học thì các bạn có thể đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt giảm bớt gánh nặng.



IV. Hồ sơ du học cần chuẩn bị những gì? 


- Giấy tờ cá nhân:


+ Ảnh thẻ 3x4cm (12 chiếc), 4x6cm (12 chiếc), 4,5x4,5cm (2 chiếc). Lưu ý ảnh chụp phải là phông nền trắng, ảnh chụp trong vòng 3 tháng.


+ Chứng minh nhân dân của học sinh và người bảo lãnh: mỗi CMND 2 bản photo công chứng. Lưu ý 2 mặt chứng minh thư phải nằm trên 1 mặt của tờ A4.


+ Giấy khai sinh: 2 bản photo công chứng trong vòng 3 tháng tính từ ngày bạn sẽ nộp hồ sơ lên cục để xét duyệt.


+ Hộ chiếu và hộ khẩu: 2 bản photo công chứng trong vòng 3 tháng tính từ ngày bạn sẽ nộp hồ sơ lên cục để xét duyệt.


+ Hai bản sao và bản gốc giấy xác nhận công việc nếu học sinh đã từng đi làm.


+ Bản gốc sơ yếu lý lịch có ảnh và dấu xác nhận của xã/phường.


+ Giấy khám sức khỏe theo hướng dẫn của công ty.


- Bằng tốt nghiệp, học bạ, bảng điểm:


+ 1 bản gốc và 2 bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT/CĐ/ĐH hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.


+ 1 bản gốc và 2 bản photo công chứng học bạ cấp 3.


+ 1 bản gốc và 2 bản photo công chứng bảng điểm CĐ/ĐH.


Việc làm giấy tờ để đi du học cần nhiều kinh nghiệm và kiến thức nên để chắc chắn Sách 100 khuyên các bạn tìm các trung tâm uy tín để được hướng dẫn nhé.



V. Du học Nhật Bản nên chọn ngành nào?


1. Công nghệ thông tin (IT)


Theo thời đại, ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển rộng rãi. Thực tế cho thấy Việt Nam hiện nay cũng đang rất “khát” nhân lực ngành công nghệ thông tin, cho nên học ngành này chắc chắn không sợ thất nghiệp nhé!


du học nhật công nghệ thông tin IT


Bên cạnh đó, Nhật Bản được biết đến là 1 cường quốc công nghệ thông tin và có rất nhiều trường đại học đào tạo nhân lực ngành CNTT tốt nhất Châu Á và thế giới đấy.


2. Y tế, điều dưỡng


Một ngành không thể không nhắc đến chính là ngành Y tế của Nhật Bản, đặc biệt là y điều dưỡng


du học nhật ngành điều dưỡng


Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi đi du học Nhật Bản ngành điều dưỡng


Bạn có biết xứ sở hoa anh đào xinh đẹp này là một đất nước có tuổi thọ trung bình của người già trên 65 tuổi cao nhất thế giới không? Không kể đến máy móc thiết bị y tế của Nhật được trang bị hiện đại, ngoài ra chính sách bảo hiểm xã hội (社会保険証)cũng vô cùng tốt. 


Hiện nay, Nhật Bản đang có nhiều các viện dưỡng lão cho người già tạo nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên học ngành Y ở Việt Nam muốn sang Nhật. Nếu sau này muốn làm việc ở Việt Nam, với chứng chỉ điều dưỡng quốc tế và khả năng giao tiếp tiếng Nhật tốt, cơ hội việc làm của bạn sẽ vô cùng rộng mở với mức thu nhập cao.


3. Hướng dẫn viên du lịch, quản lý khách sạn


Không thể không nhắc đến đó chính là ngành Du lịch khách sạn của xứ sở phù tang này.


du học nhật bản ngành du lịch, quản trị khách sạn


Theo VGP news, lượng khách du lịch trao đổi giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt cao nhất từ trước tới nay với 1.447.000 lượt người. Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu trải nghiệm cuộc sống của con người ngày càng tăng lên đặc biệt là lớp người trẻ thích du lịch khám phá. Điều đó càng chứng minh cho thấy cơ hội việc làm sẽ vô cùng rộng mở nếu bạn học ngành du lịch khách sạn đấy!


4. Mỹ thuật, đồ họa


Ngoài 3 ngành HOT ở trên thì Sách 100 phải nói tới ngành Mỹ thuật ở Nhật. Nhật Bản được biết đến là đất nước có văn hóa vô cùng đặc sắc từ văn hóa, trang phục, thời trang… và đặc biệt là ngành công nghiệp Anime của Nhật với những bộ phim hoạt hình mang lại doanh thu khủng nổi tiếng khắp thế giới. 


Du học Nhật Bản ngành mỹ thuật, đồ họa



Ngành này học rất khó và độ cạnh tranh trong cơ hội việc làm cũng khá cao. Tuy nhiên, nếu đã là đam mê thì hãy cố gắng theo đuổi bạn nhé!



5. Ngành nấu ăn, ẩm thực


Sang Nhật học nghề nấu ăn, đầu bếp là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích bởi đây là công việc rất dễ xin việc và gần như có công việc ngay khi ra trường.


du học nhật bản ngành nấu ăn, ẩm thực


Không những thế trong thời gian học tập các bạn sinh viên đều có cơ hội để xin vào các nhà hàng hoặc quán ăn để nâng cao tay nghề.



6. Ngành biên phiên dịch, ngôn ngữ Nhật


Hiện nay, việc hợp tác giữa 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam ngày càng phát triển. Do đó, số lượng những công ty Nhật làm việc tại Việt Nam cũng như các công ty Việt Nam sang Nhật Bản làm việc ngày càng tăng. Có thể coi ngành phiên dịch viên trở thành ngành vô cùng hot bởi nhu cầu ngày càng lớn. 


du học nhật bản ngành biên phiên dịch


Với chất lượng đào tạo phiên dịch tại Nhật Bản, được liên tục làm việc và trao đổi với người bản ngữ hàng ngày trong thời gian học tập tại Nhật chắc chắn tiếng Nhật của bạn sẽ nắm rất vững và có thể làm việc tốt.


Công việc của phiên dịch viên tiếng Nhật cả ở Nhật và Việt Nam đều rất thiếu nhân lực nên bạn hoàn toàn yên tâm về đầu ra sau khi học xong với mức thu nhập cao.



7. Ngành công nghệ ô tô


du học nhật bản ngành công nghệ ô tô


Xu hướng học các ngành cơ khí, đặc biệt là ô tô hiện nay được nhiều bạn DHS lựa chọn. Bởi hiện nay xu hướng sử dụng ô tô ngày càng tăng nhất là ở những nước đang phát triển như hiện nay. Ở Nhật, ngành ô tô rất phát triển theo thống kê của Internal Brand, 1/3 thương hiệu nằm trong top 15 thế giới là thương hiệu của Nhật.


Học ô tô tại Nhật, sinh viên ra trường cũng sẽ có cơ hội làm việc tại những tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Mitsubishi,..với mức lương vô cùng hấp dẫn.



8. Ngành nông nghiệp


Ngành nông nghiệp là một trong những ngành hiện nay tại Nhật Bản thiếu một lượng lớn nguồn nhân lực. Ngoài các chương trình dành cho DHS thì Nhật Bản cũng tuyển một lượng lớn người lao động tại Việt Nam làm việc theo chương trình này do dân số ngày càng già hóa.


du học nhật bản ngành nông nghiệp


Ngoài ra, ngành ngư nghiệp là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu và đánh bắt thủy sản lớn do cần tới 20,000 tới 25,000 lao động/năm. 



V. Chia sẻ kinh nghiệm đi du học Nhật Bản


Cùng bỏ túi 1 vài kinh nghiệm khi đi du học nào.


1. Hành lý khi sang Nhật cần chuẩn bị những gì?



♡ Hành lý xách tay(7kg):


Cho vào balo/túi du lịch cỡ nhỏ những vật quan trọng:


- Tiền


- Giấy tờ (hộ chiếu, giấy báo nhập học,chứng minh thư,...)


- Đồ điện tử (laptop, ipad, pin, sạc dự phòng...)


- Những đồ có giá trị khác.



♡ Hành lý ký gửi ( 20~40kg): 


- Quần áo: Quần áo bạn thường mặc, áo phao lông vũ dày và ấm vì mùa đông nhiệt độ -℃.

Quan trọng nhất là các bạn nên may cho mình 1 bộ vest mang sang Nhật vì may vest ở Nhật rất đắt mà đi nhập học, đi phỏng vấn việc làm, hội thảo, tốt nghiệp… thường phải mặc vest.


- Giày dép: Mang những loại giày bạn thường đi. Ngoài ra, các bạn nữ nên chuẩn bị cả giày cao gót (khoảng 3-5cm) để mặc vest.


- Sách vở: Mang sách vở sang học nha. Còn nếu hành lý quá cân rồi thì sang Nhật bạn liên hệ với Sách 100 mua sách cũng được nhé! ^^


- Đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, dầu gió, băng cá nhân,... (Nên mang sang đủ dùng trong thời gian đầu vì lúc mới sang phải đi cách ly nhé).


- Đồ ăn khô: mì gói, miến, gói gia vị.


(❌) Không mang hạt giống, đồ sống, thịt và các chế phẩm từ thịt, đồ dễ gây cháy nổ, mai thúy sà cân gì nhé!

Nhật kiểm tra hành lý ngày càng chặt, đừng dại mang những đồ này sang. Nếu bị phát hiện, số tiền phạt có thể lên tới 100-200 triệu đấy.


(❗) Nếu hành lý >32kg, bạn phải chia ra làm 2 kiện hành lý.


Tùy thuộc vào hãng bay mà yêu cầu về kiện hành lý khác nhau. Để tránh trường hợp hãng bay yêu cầu bạn đóng lại kiện hành lý, bạn nên tìm hiểu thông tin trọng lượng, chiều dài, chiều rộng tối thiểu của kiện hàng trên website/hotline của hãng bay nhé. 


Bạn tham khảo chi tiết ở link dưới nhé:


Hướng dẫn chi tiết hành lý phải mang sang Nhật



2. Tiền Nhật, các loại tiền, mệnh giá, cách quy đổi:


Các bạn nên đổi sẵn một khoản tiền để chi tiêu trong những ngày đầu đến Nhật, vì mới sang bạn chưa đi làm thêm và kiếm tiền được ngay.


☛ Tham khảo link:


Kiến thức về tiền Nhật Bản



3. Thuê nhà: 


Sang Nhật thì kiểu gì cũng có lúc phải thuê nhà ở, hãy đọc bài viết này để biết cách thuê nhà ở Nhật nhé.


☛Tham khảo link: 

Thuê nhà ở Nhật như thế nào?



4. Cách đi tàu điện:


Tàu điện ngầm là là phương tiện chính mà mọi người ở Nhật sử dụng hằng ngày. Lúc mới sang Nhật nếu không biết cách đi tàu điện ngầm sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối đấy. Đừng bỏ qua bài viết này nhé.


☛Tham khảo link:


Cách đi tàu điện ở Nhật



5. Khi đau ốm ở Nhật


Ở Nhật thì các bạn sẽ phải mua bảo hiểm y tế ở Nhật, nếu gặp vấn đề gì về sức khỏe, các bạn nên đi khám để được chỉ định thuốc phù hợp. Thời gian đầu chưa rành có thể nhờ senpai hoặc giáo viên hướng dẫn hoặc đi cùng.


Sách 100 mời bạn tham khảo một số cách xử trí khi bị:


- Dị ứng:


Xem bài viết: Thuốc dị ứng ở Nhật


- Đau dạ dày:


Xem bài viết: Thuốc đau dạ dày ở Nhật


- Đau răng:


Xem bài viết: Thuốc giảm đau răng ở Nhật



6. Các công việc DHS có thể làm: 


Các bạn DHS người Việt mình thường làm các công việc bán hàng ở conbini (Siêu thị tiện lợi), đi phát báo, làm cơm bento, đi phục vụ ở các quán ăn, dạy tiếng Việt,...


💛Trang web giới thiệu việc làm thêm:


Bạn có thể chọn công việc phù hợp với thời gian học và khu vực sống qua 1 số trang web dưới đây:


https://www.baitoru.com/ 


https://townwork.net/ 


https://job.rikunabi.com/2022/ 


https://jp.indeed.com/?r=us 


https://www.mpken.jp/ 



💛 Yêu cầu làm thêm đối với du học sinh:


Du học sinh được phép làm 28 tiếng/1 tuần.


Có nhiều bạn vì mong muốn kiếm thêm thu nhập nên đã đi làm chui kiếm tiền.


Sách 100 khuyên bạn không nên làm như thế vì Nhật Bản hiện nay đã tăng cường công nghệ kiểm soát, ngay khi đặt chân tới Nhật bạn sẽ được cung cấp ID, tài khoản kiểm soát mà bạn không thể biết được. Nếu bị phát hiện làm quá số giờ quy định, bạn sẽ bị trục xuất về nước ngay lập tức.



💛Lưu ý khi đi làm thêm:


- Không được đến muộn: Việc đúng giờ ở Nhật bây giờ là một quy tắc (マーナ)rất quan trọng khi làm việc. Hãy đi làm sớm 10-15 phút để quản lý đánh giá cao bạn nhé!


- Không được sử dụng điện thoại khi làm việc: Giả sử bạn làm việc ở Combini (cửa hàng tiện lợi của Nhật. Trong lúc vắng khách mà lấy điện thoại ra dùng thì không được đâu nhé! Quản lý sẽ để ý và khiển trách bạn vì làm việc riêng trong giờ đấy.

Những lúc rảnh rỗi hãy đi quanh cửa hàng, dọn dẹp và sắp xếp thì sẽ được quản lý đánh cao trách nhiệm làm việc của bạn hơn.


- Nghỉ làm không xin phép/báo sát giờ: Nghỉ làm hẳn thì nên báo trước 1 tháng để chủ của bạn có thể tìm người mới. Bên cạnh đó, nếu như bị ốm nên nhắn tin xin phép nghỉ trước 1 hôm để quản lý đổi ca cho người khác, bị trễ giờ tàu cũng nên nhắn tin xin phép đến muộn do trễ giờ tàu nhé.


- Điều gì không biết, hãy hỏi: đừng im lặng làm bừa, nếu không biết hãy hỏi các Senpai để tránh mắc lỗi nhé.


- Quản lý/chủ khó tính: Nếu gặp phải tenchou tốt thì may quá. Nếu không phải xử lý thế nào? Kinh nghiệm là hãy im lặng, đừng cãi và chờ nhận được lương thì nghỉ làm nhé ^^!



Sách 100 mong rằng bài viết trên có thể giúp các bạn lựa chọn được đúng hướng đi cho bản thân!



Sách 100 chúc bạn luôn mạnh khỏe, học tốt tiếng Nhật!


🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT" 

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> Hướng dẫn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật (bản chi tiết)

>>> Trọn bộ từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề (PDF)


>>> KHI MUA SÁCH TIẾNG NHẬT TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100<<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)

5

(2 đánh giá)

Để lại bình luận

Để lại bình luận