Hướng dẫn GIỚI THIỆU BẢN THÂN BẰNG TIẾNG NHẬT gây ấn tượng nhất – Sách 100

Hướng dẫn GIỚI THIỆU BẢN THÂN BẰNG TIẾNG NHẬT gây ấn tượng nhất

Ngày đăng: 26/01/2021 - Người đăng: Han Han

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỚI THIỆU BẢN THÂN BẰNG TIẾNG NHẬT ẤN TƯỢNG?

 

 

 

 

 

自己紹介(じこしょうかい)trong tiếng Nhật có nghĩa là giới thiệu bản thân. Việc tự giới thiệu bản thân thường được người Nhật sử dụng ở lần đầu gặp mặt. Bên cạnh việc cho người nghe biết thêm thông tin về mình, nó còn thể hiện tính lịch sự của người nói và lòng tôn trọng đối với người đối diện. 

 

Hôm nay, Sách tiếng Nhật 100 sẽ giới thiệu bạn cách trình bày giới thiệu bản thân chuẩn nhất thường sử dụng trong các cuộc phỏng vấn, giao lưu bằng tiếng Nhật.


 

 

MỤC LỤC 

 

 

   A/ Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong tình huống nào?

 

 

   B/ Mẫu cấu trúc tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

 

 

   C/ Thái độ quy chuẩn khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

 

 

   D/ Các bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật 

 

 

   E/ Kinh nghiệm giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong phỏng vấn

 

 

 

 

A/ Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong tình huống nào?

 

 

1. Phỏng vấn đơn hàng thực tập sinh (xuất khẩu lao động)

 

Hiện nay, vì tình trạng dân số già hóa nên Nhật Bản rất cần nguồn nhân lực lao động ngoài nước. Đây cũng là cơ hội để giải quyết nhu cầu lao động trong nước, tạo điều kiện cho công dân trong độ tuổi lao động của Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản dưới dạng Thực tập sinh (xuất khẩu lao động), ở nhiều ngành nghề: nông nghiệp, thực phẩm, lắp ráp thiết bị điện tử, chăm sóc người cao tuổi,...

 

Để được sang Nhật làm việc, các thực tập sinh phải trải qua thời gian đào tạo ngoại ngữ (trung bình khoảng 6 tháng) và tham gia phỏng vấn thi đỗ đơn hàng. Để người tuyển dụng có ấn tượng tốt về mình, mỗi người cần có một bài giới thiệu bản thân rõ ràng, ngắn gọn nhưng phải đầy đủ.

 

2. Phỏng vấn diện kỹ sư và du học sinh

 

Ngoài nguồn lao động là thực tập sinh thì nguồn lao động chất lượng cao như kỹ sư IT, cơ điện tử, xây dựng,... cũng là đối tượng mà phía Nhật Bản rất cần. Tuy nhiên, vì là nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường làm việc thường xuyên trao đổi và tiếp xúc với người Nhật hoàn toàn nên yêu cầu ngôn ngữ ở đối tượng này cũng khá cao, khoảng từ N3 trở lên. Ở trình độ đó, bài giới thiệu bản thân khi gặp nhà tuyển dụng cũng phải được trau chuốt và chuẩn bị bài bản, cộng thêm khả năng giao tiếp ổn.

 

Nếu như những người đi theo diện kỹ sư là đối tượng sang Nhật để làm việc và học hỏi thêm kinh nghiệm, thì du học sinh là đối tượng học và cập nhật những kiến thức theo ngành nghề bản thân định hướng ở một đất nước có nền kinh tế giáo dục phát triển. Tuy nhiên để sang được Nhật, các du học sinh tương lai phải trải qua kỳ phỏng vấn xin visa du học ở Đại sứ quán sau khi nộp hồ sơ. Ở buổi phỏng vấn này, bạn cũng cần phải giới thiệu bản thân và thể hiện năng lực ngoại ngữ của mình.

 

 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn Chi tiết hành lý phải mang sang Nhật (Kinh nghiệm du học sinh)

 

 

3. Khi xin việc làm thêm ở Nhật Bản

 

Du học sinh ở Nhật thường phải xin việc làm thêm để trang trải cuộc sống và đóng học phí. Khi xin vào làm ở bất kì cơ sở nào, du học sinh đều được phỏng vấn bởi người quản lý ở đó. Một màn tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật tốt cũng sẽ tạo ấn tượng tốt cho người phỏng vấn, góp phần giúp khả năng được nhận vào làm cao hơn.

 

4. Khi xin việc ở công ty Nhật

 

Hiện nay rất nhiều công ty Nhật đầu tư và mở chi nhánh tại Việt Nam, tạo ra rất nhiều cơ hội công việc tốt cho các bạn trẻ. Tuy nhiên màn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật chính là bước đầu tiên để bạn thể hiện trình độ ngoại ngữ cũng như một phần cá tính của bạn với nhà tuyển dụng.

 

 

 

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi đi xin việc

 

 

5. Ngày đầu tiên vào làm việc ở công ty tại Nhật

 

Bạn cũng biết rằng hiệu suất làm việc không chỉ do năng lực bản thân mà còn có sự hợp tác, teamwork cùng đồng nghiệp. Vậy nên để tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đặt biệt là người Nhật thì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Mà việc đó được tạo ra từ lần gặp đầu tiên, bạn phải tạo thiện cảm từ việc chào hỏi, giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật.

 

6. Kết bạn với người Nhật

 

Mỗi một người bạn đều là một người thầy, vậy nên khi có thêm một người bạn chúng ta sẽ có thêm nhiều điều hay trong cuộc sống, đặc biệt là những người bạn ngoại quốc. Và đương nhiên để trở thành bạn của một người Nhật bạn cần phải giới thiệu bản thân mình bằng tiếng Nhật để giúp đối phương hiểu hơn về mình và từ đó có thể kết nối với nhau.

 

B/ Mẫu cấu trúc tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

 

Thông thường, để có thể tự giới thiệu bản thân một cách đầy đủ và chuẩn xác bằng tiếng Nhật thì bạn nên biết một số nội dung cơ bản sau. Bạn có thể tham khảo nội dung 自己紹介(じこしょうかい) đơn giản nhất của sách 100 dưới đây:

 

📌 Lời chào mở đầu:

 

はじめまして (Hajimemashite)

Tôi rất vui khi được gặp bạn.

 

📌 Giới thiệu họ tên:

 

 ___と申します ( to moushimasu) 

Tôi tên là ....

 

 ___ です  (desu)

Tôi là...

 

Cấu trúc (... to moushimasu) là câu giới thiệu tên ở dạng khiêm nhường.

Còn cấu trúc (... desu) là câu giới thiệu bản thận ở dạng lịch sự.

Một số hướng dẫn có thêm danh xưng 私は (watashi wa) vào đầu câu tuy nhiên để câu nói tự nhiên và giống người Nhật hơn thì không cần thêm vào.

 

📌 Giới thiệu tuổi tác:

 

今年 ____ 歳です。 (Kotoshi ___ sai desu.)

Năm nay tôi _____ tuổi.
 

Cách đọc số tuổi của bản thân trong tiếng Nhật: số đếm + 歳 

 

Cách đọc tuổi cụ thể trong bảng sau, chú ý một vài cách đọc tuổi đặc biệt:

 

 

いっさい

(issai)

1 tuổi

じゅうろくさい

(juu rokusai)

16 tuổi

にさい

(nisai)

2 tuổi

じゅうななさい

(juu nanasai)

17 tuổi

さんさい

(sansai)

3 tuổi

じゅうはっさい(juu hassai)

18 tuổi

よんさい

(yonsai)

4 tuổi

じゅうきゅうさい

(juu kyuusai)

19 tuổi

ごさい

(gosai)

5 tuổi

はたち

(hatachi)

20 tuổi

ろくさい

(rokusai)

6 tuổi

にじゅういっさい

(nijuu issai)

21 tuổi

ななさい

(nanasai)

7 tuổi

さんじゅっさい

(san jussai)

30 tuổi

はっさい

(hassai)

8 tuổi

よんじゅっさい

(yon jussai)

40 tuổi

きゅうさい (kyusai)

9 tuổi

ごじゅっさい

(go jussai)

50 tuổi

じゅっさい

(jussai)

10 tuổi

ろくじゅっさい

(roku jussai)

60 tuổi

じゅういっさい

(juu issai)

11 tuổi

ななじゅっさい

(nana jussai)

70 tuổi

じゅうにさい

(juu nisai)

12 tuổi

はちじゅっさい

(hachi jussai)

80 tuổi

じゅうさんさい

(juu sansai)

13 tuổi

きゅじゅっさい

(kyu jussai)

90 tuổi

じゅうよんさい

(juu yonsai)

14 tuổi

ひゃくさい

(hyakusai)

100 tuổi 

じゅうごさい

(juu gosai) 

15 tuổi

  

 

 

Sau khi nói về tuổi, ta có thể nói thêm tình trạng hôn nhân hiện tại của mình như sau:

 

私は独身です

(watashi wa dokushin desu)

Tôi vẫn còn độc thân.

 

私は婚約しています

(watashi wa konyaku shiteimasu)

Tôi đã đính hôn.

 

私は結婚しています

(watashi wa kekkon shiteimasu)

Tôi đã kết hôn.

 

私は離婚しています

(watashi wa rikon shiteimasu)

Tôi đã li hôn.

 

📌 Giới thiệu về quê quán/xuất thân:

 

Một số cách nói bạn có thể sử dụng khi giới thiệu về quê quán của bản thân:

 

ベトナム人です。

(Betonamu jin desu)

Tôi là người Việt Nam.

 

今 ____ に住んでおります。

(Ima … ni sunde orimasu.)

Hiện tại tôi đang sinh sống ở ____.

 

___から来ました。

(… kara ki mashita.)

Tôi đến từ ___.

 

___ 出身です。

(... shusshin desu)

Tôi xuất thân từ…

 

Tham khảo tên gọi một số tỉnh của Việt Nam trong tiếng Nhật:

 

 

An Giang : アンザン

Bà Rịa : バリア

Bà Rịa – Vũng Tàu : バリア・ブンタウ

Bắc Kạn : バクカン

Bắc Giang : バクザン

Bạc Liêu : バクリエウ

Bắc Ninh : バクニン

Bến Tre : ベンチェ

Bình Định : ビンディン

Bình Dương : ビンズオン

Bình Phước : ビンフオック

Bình Thuận : ビントゥアン

Cà Mau : カマウ

Cao Bằng : カオバン

Cần Thơ : カントー

Đà Nẵng : ダナン

Đắk Lắk : ダクラク

Đắk Nông : ダクノン

Điện Biên : ティエンビエン

Đồng Nai : ドンナイ

Đồng Tháp : ドンタップ

Gia Lai : ザライ

Hà Giang : ハザン

Hà Nam : ハナム

Hà Nội : ハノイ

Hà Tĩnh : ハティン

Hải Dương : ハイズオン

Hải Phòng : ハイフォン

Hậu Giang : ハウザン

Hồ Chí Minh : ホーチミン市

Hòa Bình : ホアビン

Hưng Yên : フンイエン

Khánh Hòa : カインホア

Kiên Giang : キエンザン

Kon Tum : コントゥム

Lai Châu : ライチャウ

Lâm Đồng : ラムドン

Nam Định : ナムディン

Nghệ An : ゲアン

Ninh Thuận : ニントゥアン


 

📌  Giới thiệu về trình độ học vấn: 

 

私は学生です. (watashi wa gakusei desu)

Tôi là sinh viên.

 

__大学を卒業しました。(...daigaku wo sotsugyou shimashita)

 Tôi đã tốt nghiệp đại học…

 

___ 大学で勉強しました ( ... daigaku de benkyou shimashita)

Tôi đã từng đi học tại trường...

 

Tham khảo tên một số trường đại học Việt Nam trong tiếng Nhật:

 

経済工業技術大学

(Keizai kōgyou gijutsu daigaku)

Trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp

国民経済大学

(Koku min keizai dai gaku)

Trường đại học kinh tế quốc dân

法律大学

(Hōritsu daigaku)

Trường đại học luật

林業大学

(Ringyō daigaku)

Trường đại học lâm nghiệp

オペン大学

(Open daigaku)

Viện đại học mở

銀行大学

(Ginkō daigaku)

Trường học viện ngân hàng

貿易大学

(Bōeki daigaku)

Trường đại học ngoại thương

技術師範大学

(Gijutsu shihan daigaku)

Trường đại học sư phạm kỹ thuật

建設大学

(Kensetsu daigaku)

Trường đại học xây dựng

医学大学

(Igaku daigaku)

Trường đại học y

専門学校

(Senmon gakkō)

Trường nghề, trường kỹ thuật

農業大学

(Nōgyō daigaku)

Trường đại học nông nghiệp

文化大学

(Bunka daigaku)

Trường đại học văn hoá

水利大学

(Suiri daigaku)

Trường đại học thuỷ lợi

 

Nếu không học đại học có thể bỏ qua phần này.

 

📌 Giới thiệu nghề nghiệp: 

 

(Tên công việc/ nghề nghiệp) + です

 

エンジニア です。

(enjinia desu)

Tôi là kỹ sư.

 

Tham khảo một số nghề nghiệp trong tiếng Nhật:

 

医者 (isha)Bác sĩ
看護師 (kango shi)Y tá
美容師 (biyou shi)Thợ làm tóc
教師 (kyoushi)Giáo viên
写真家 (shashin ka)Nhiếp ảnh gia
建築家 (kenchiku ka)Kiến trúc sư
警察官 (keisatsukan)Cảnh sát
農家 (nouka)Nông dân

 

 

📌 Giới thiệu về sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

 

Việc tự giới thiệu điểm mạnh/ điểm yếu của bản thân được đánh giá là một phần quan trọng trong quá trình tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật. Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ thường chú ý vào điểm này để đánh giá từng cá nhân và khả năng của người đó.

 

Một mẹo nhỏ cho bạn là: hãy chọn lọc những sở thích cũng như điểm mạnh liên quan đến công việc hay lĩnh vực vị trí mà bạn đang apply. Thêm nữa, những điểm yếu mà bạn nói đến là những điều không làm ảnh hưởng đến công việc nếu bạn được lựa chọn vào vị trí ứng tuyển hoặc có thể là những điểm yếu mà bạn sẽ khắc phục được trong thời gian tới.

 

🔶Giới thiệu về sở thích của bản thân

 

私の趣味は + ___ (Watashi no shumi wa…).

Sở thích của tôi là...

 

私の趣味は読書です。(watashi no shumi wa dokusho desu) 

Sở thích của tôi là đọc sách.

 

__の中で__が 一番好きです。(... no naka de… ga ichiban suki desu)

Trong… tôi thích nhất là...

 

スポーツのなかでサッカーが一番好きです。(supootsu no naka de sakkaa ga ichiban sukidesu)

Trong các môn thể thao thì tôi thích nhất là bóng đá.

 

Vることが好きです (...koto ga suki desu)

Tôi thích việc…

 

私は料理を作ることがすきです。(watashi wa ryouri wo tsukuru koto ga sukidesu.)

Tôi thích việc nấu ăn.

 

 

🔶Giới thiệu về sở trường:

 

私は ___ が長所だと思います

(watashi wa... ga chousho da to omoimasu) 

Tôi nghĩ là... là điểm mạnh của tôi.

 

私は真面目が長所だと思います 

(watashi wa majime ga chousho da to omoimasu) 

Tôi nghĩ rằng sự chăm chỉ là sở trường của tôi.

 

私の長所は ___ ことです

(watashi no chousho wa omoiyari ga aru koto desu) 

Sở trường của tôi là...

 

私の長所は思いやりがあることです 

(watashi no chousho wa omoiyari ga aru koto desu)

Sở trường của tôi là quan tâm đến mọi người.

 

Tham khảo thêm những tính từ khác để thể hiện điểm mạnh của mình như: 親切 (shinsetsu) - Tốt bụng; 責任感が強い (seki nin kan ga tsuyoi): Có tinh thần trách nhiệm cao,...

 

Nhấn mạnh sở trưởng của bản thân

 

 

🔶Cách nói về sở đoản:

 

忘れっぽいですが、大事なことを忘れないように、いつも手帳を身に付けていて、やることをちゃんと書き込みます

(wasureppoi desu ga, daijinakoto wo wasurenaiyouni, itsumo techou wo mi ni tsukete, yaru koto wo chanto kaki komi masu)

Tôi có tật hay quên, nhưng tôi luôn mang theo sổ tay bên mình và ghi cẩn thận những việc cần làm vào để không quên những việc quan trọng.

 

私はよる道に迷うのでいつも地図を持つようにしている 

(watashi wa yoru michi ni mayou node itsumo chizu wo motsu you ni shite iru)

Tôi hay lạc đường vào buổi tối nên thường mang theo bản đồ.

 

Lưu ý: Các nội dung trên có thể có hoặc không, tùy thuộc vào bài giới thiệu bản thân đó bạn dùng trong trường hợp nào. Ví dụ, bài giới thiệu trong buổi phỏng vấn xin việc hoặc đi nước ngoài thì bạn không cần giới thiệu nghề nghiệp, còn bài giới thiệu làm quen bạn bè thì không cần nói về mục tiêu, sở trường sở đoản,...

 

📌 Lời chào kết thúc bài tự giới thiệu bằng tiếng Nhật: 

 

Để bài tự giới thiệu tạo được hiệu quả tốt cho người nghe thì phần kết thúc cũng rất quan trọng. Phần này hãy thể hiện sự khiêm tốn, và mong muốn được học hỏi, nhấn mạnh nguyện vọng của mình.

 

お忙しいところ、貴重なお時間を頂きまして、誠にありがとうございました。

(isogashii tokoro kichou nao jikan wo itadakimasite, makoto ni arigatougozaimashita)

Cảm ơn ngài rất nhiều đã dành thời gian quý báu của mình cho cuộc phỏng vấn của tôi.

 

どうぞよろしく、お願いします。

(douzo yoroshiku, onegaishimasu)

Rất mong được giúp đỡ!

 

Dạng cấu trúc bài văn trên phù hợp cho các bài giới thiệu khi phỏng vấn việc làm, kỹ sư, du học sinh,...

 

Đối với những cuộc gặp thân mật giữa bạn bè mới quen thì chỉ cần giới thiệu ngắn gọn tên - tuổi - nghề nghiệp.

 

 

C/ Tác phong, thái độ quy chuẩn khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

 

Ngoài nội dung thì tác phong, thái độ,... lúc giới thiệu có thể quyết định 50% hiệu quả của bài giới thiệu. Đối với người Nhật, tác phong thái độ lúc nào cũng được chú trọng. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:

 

Nếu bạn đến phỏng vấn xin việc hay đơn hàng xuất khẩu lao động, du học,...

 

❗️ Trang phục: quần tây đen, áo sơ mi trắng, có thể có cả áo vest,.. gọn gàng, sạch đẹp. Đối với nữ có thể mặc váy vest( chân váy đen ôm dài qua gối hoặc ngang gối, áo sơ mi trắng và áo vest). Cũng có một số trung tâm xuất khẩu lao động có áo đồng phục mặc với quần jean đen hoặc tây đen.
 

❗️ Giọng nói: rõ ràng, mạch lạc, tự tin. Trình bày ngắn gọn, không nên nói lan man, kể lể quá nhiều, nhất là phần nói về sở trường, sở đoản hay mong muốn của mình.
 

❗️ Tư thế cúi chào: Khi giới thiệu bản thân, tùy theo từng trường hợp và đối tượng giao tiếp mà có người Nhật sử dụng những tư thế chào phù hợp.
 

  • Nếu trong cuộc phỏng vấn thì ngay khi bước vào phòng gặp nhà tuyển dụng bạn hãy kéo dài lưng từ phần hông cho đến đầu là một đường thẳng và gập cơ thế, cúi xuống ở góc 45 độ. Đây là kiểu chào lịch sự nhất còn có tên gọi là Saikeirei.
     
  • Nếu là cuộc gặp gỡ thông thường với những người lớn tuổi, vai vế cao hơn thì bạn có thể sử dụng kiểu cúi chào Keirei là đi theo một đường dọc từ phần đầu cho đến hông, cúi cơ thể xuống ở một góc 30 độ. Với những người bạn cùng trang lứa thì có thể thực hiện kiểu chào Eshaku là chào kiểu gật đầu nhẹ, cúi người ở góc 15 độ, thể hiện thái độ lịch sự, hòa nhã với đối phương.

 

 

 

Tác phong chào đúng mực khi đi phỏng vấn

 

Nếu bạn chỉ là cuộc gặp gỡ giao lưu thân mật thì hãy giữ thái độ chuẩn mực, lịch thiệp. Không nên quá vồ vập, hay thân thiện quá đà mà hãy nói chuyện với thái độ vui tươi hòa nhã, giới thiệu những thông tin cần thiết và nếu có điểm chung về sở thích nào đó thì hãy chia sẻ để có thể dễ dàng kết nối với đối phương.

 

 

 >>> Xem thêm: Điểm danh những quy tắc chào phổ biến kiểu Nhật

 

 

D/ Các bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật 

 

1. Đoạn văn giới thiệu bằng tiếng Nhật trong phỏng vấn xuất khẩu lao động

 

 

 

はじめまして。(Hajime mashite.)

Rất vui được gặp mặt.

 

タムと申します。(Tam to moushimasu.)

Tôi tên là Tâm.

 

23 歳でまだ独身です。(23 sai de, mada dokushin desu.)

Tôi 23 tuổi, hiện tại vẫn đang độc thân.

 

ダナン から来ました。(Da nang kara kimashita.)

Tôi đến từ Đà Nẵng.

 

ダナン大学 を卒業しました。(Da nang daigaku wo sotsugyou shimashita.)

Tôi tốt nghiệp từ đại học Đà Nẵng.

 

趣味は本を読むことです. (Shumi wa hon wo yomu koto desu.)

Sở thích của tôi là đọc sách.

 

目標はお金を稼ぎたくて日本の文化を調べたいです。 (Mokuhyou wa okane wo kasegaitakute nihon no bunka wo shirabetai desu.)

Mục tiêu của tôi là kiếm tiền và tìm hiểu văn hóa Nhật Bản.

 

長所は真面目で習って働くことです。(Chousho wa majime de naratte hataraku koto desu.)

Sở trường của tôi là học tập và làm việc nghiêm túc.

 

いくら大変でも頑張ります。(Ikura taihen demo ganbarimasu.)

Dù cực khổ như thế nào thì tôi cũng cố gắng.

 

よろしくお願いします。(Yoroshiku onegaimasu)

Rất mong được giúp đỡ.

 

 

 

 

 

2. Đoạn văn giới thiệu bằng tiếng Nhật trong phỏng vấn xin việc:

 

 

 

はじめまして.  タムと申もします。

(Hajimemashite. Tam to moushimasu)

Rất hân hạnh được gặp bạn, tôi tên là Tâm.

 

ナムディン から来ました。

(Nam Dinh kara kimashita)

Tôi đến từ Nam Định.

 

2018 年で ハノイ工科大学を  卒業しました。

(2018 nen de Hanoi kouka daigaku wo sotsugyou shimashita._

Tôi đã tốt nghiệp cử nhân tại đại học bách khoa Hà Nội năm 2018.

 

バスケットボールが 大好で、多くの大会で  大学を 代表してきました。(basuketto boru ga daisuki de, ooku no taikai de daigaku wo daihyoushitekimashita.)

Tôi thích chơi bóng rổ và đã đại diện cho trường đại học tham gia nhiều cuộc thi.

 

スポーツやプロの競技に 参加する を通してスキルを見につけることができます。

(supotsu ya puro no kyougi ni sankasuru wo tsuushite sukiru wo minitsukeru koto ga dekimasu.)

Qua việc tham gia thể thao và các cuộc thi đấu chuyên nghiệp, tôi đã có thể tích lũy thêm nhiều kỹ năng.

 

私は 同窓会の 積極的なメンバーでもあり、同窓会の開催に  重要な役割を  果たしています。 

(watashi wa dousoukai no sekkyokuteki na memba demoari. dousoukai no kaisai ni juuyouna yakiwari wo hatetashiteimasu.)

Tôi vừa là một thành viên tích cực của hội cựu sinh viên vừa là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các cuộc họp cựu sinh viên

 

勉強の過程で、JLPT3級の 語学力、オフィスのコンピューター能力など、仕事に 必要なスキルを 見につけ、理論的な情報を 提示し、伝えることができます。だから私は顧客, サービスの ポジションに 応募しました.

(benkyou no katei de, JLPT 3kyuu no gokakuryoku, ofisu no konputa nouryoku nado, shigoto ni hitsuyouna sukiru wo minitsuke, rirontekina jouhou wo tejishi, tetsueru koto ga dekimasu. dakara watashi ha kokyaku sabisu no pojishon ni ouboshimashita.)

Trong quá trình học tập, tôi đã trau dồi các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc của mình như kỹ năng ngôn ngữ đạt JLPT N3, kỹ năng vi tính văn phòng thành thạo, tôi có thể thuyết trình, truyền đạt thông tin thuyết phục người đối diện vì thế tôi đã ứng tuyển vị trí chăm sóc khách hàng.

 

どうぞよろしくお願い致します. (Douzo yoroshiku onegaititashimasu.)

Cảm ơn vì đã lắng nghe và mong rằng chúng ta sẽ có khoảng thời gian tốt đẹp.

 

 

 

3. Đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi gặp gỡ giao lưu, kết nối bạn bè hay đồng nghiệp trong lần đầu gặp mặt:

 

 

 

はじめまして、タムです。どうぞ宜しくお願いします

(Hajimemashite, Tam desu. Douzo yoroshiku onegaishimasu.)

Tôi là Tâm. Lần đầu được gặp, mong được sự giúp đỡ của bạn.

 

ベトナムから来ました。タムと申します。どうぞ宜しくお願い致します. (Betonamu kara kimashita. Tam to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai itashimasu.)

(Tôi là Tâm đến từ Việt Nam. Mong được sự giúp đỡ của bạn)

 

 

 

 

 

じめまして、タムです。何も わかりませんが、一生懸命 頑張りますので、宜しくお願いします。

(Hajimemashite, Tam desu. Nanimo wakarimasen ga, isshoukenmei ganbarimasunode, yoroshiku onegaishimasu.) 

Xin chào, tôi là Tâm. Vì có nhiều điều chưa biết nên tôi sẽ cố gắng làm việc. Rất mong sự giúp đỡ của mọi người.

 

 

 

E/ Kinh nghiệm giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong phỏng vấn

 

Trước khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong những cuộc gặp gỡ và phỏng vấn, có lẽ ai cũng chuẩn bị rất nhiều, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai lầm không đáng có. Dưới đây là một số những kinh nghiệm Sách 100 đúc kết từ bản thân người viết và các senpai, muốn chia sẻ đến các bạn:

 

❗️ Không giới thiệu dài dòng, trả lời đúng trọng tâm.
 

❗️ Tự tin, nói to, rõ ràng.
 

❗️ Hãy nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng hay đối phương để nói chuyện như vậy sẽ dễ dàng nắm bắt thiện cảm của người đối diện
 

❗️ Hãy nói về những sở trường liên quan đến công việc, có thể giúp ích cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Khi nói về sở đoản thì nên nói những sở đoản không làm ảnh hưởng đến công việc, hoặc có thể sửa chữa được.
 

❗️ Hãy thành thật! Bạn có thể chọn lọc những thông tin của bản thân để giới thiệu, tuy nhiên đừng nói quá sự thật, có thể gây bất lợi cho bạn trong tương lai.

 

❗️ Khi giao lưu kết nối với những người bạn, hãy giới thiệu bản thân với thái độ thân thiện, cởi mở, nở nụ cười khi vừa gặp mặt, điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với đối phương.

 

 

Ấn tượng trong lần gặp đầu tiên quyết định đến 70% thiện cảm của người đó dành mình. Vì thế, việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật, dù trong bất cứ tình huống nào, nếu phù hợp và ấn tượng nhất định sẽ đem lại hiệu quả tốt mối quan hệ và công việc của bạn. 

 

Các bạn hãy tự chuẩn bị và tập luyện thành thục bài giới thiệu bản thân của riêng mình để gây ấn tượng tốt với những người Nhật mà bạn gặp nhé! 

 

Hy vọng rằng qua bài viết của sách tiếng Nhật 100, các bạn có thêm những thông tin hữu ích và chuẩn bị tốt cho các buổi đi phỏng vấn của mình.

 

 

Sách tiếng Nhật 100 chúc các bạn thành công trên con đường Nhật ngữ!


🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT" 

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> Các loại tài liệu học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

>>> Tổng hợp các trang đọc manga Nhật Bản FREE


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)

 

5

(11 đánh giá)

Để lại bình luận