NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN – Sách 100

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

Ngày đăng: 09/07/2022 - Người đăng: Đinh Hoa

TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

 
 

 

 

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ “thực tập sinh" hay “thực tập sinh Nhật Bản". Đây là một chương trình được nhiều bạn trẻ Việt Nam tìm hiểu và lựa chọn. Tuy nhiên, đối với những người vừa bước chân ra thị trường tuyển dụng, những thông tin về chương trình này chưa thực sự hiểu Thực tập sinh là gì hay chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản diễn ra như thế nào. Qua bài viết dưới đây, Sách 100 sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin quan trọng, cần thiết về chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản.

 

 

Thực tập sinh là gì? Thực tập sinh Nhật Bản là gì?

 

Các chương trình cử lao động nước ngoài sang làm việc tại Nhật Bản có rất nhiều tên gọi khác nhau như: xuất khẩu lao động Nhật Bản, tu nghiệp sinh Nhật Bản, thực tập sinh kỹ năng… Tuy được nhắc đến bằng nhiều cách gọi khác nhau nhưng tất cả đều chỉ chung một khái niệm. Hiện nay, thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản là tên gọi phổ biến nhất của chương trình này. 

 

 

Đây là chương trình ra đời với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển. 

 

Khi lựa chọn theo đuổi con đường này, người lao động có thể nhận được cơ hội được tiếp xúc và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, hiện đại. Từ đó, dưới sự chỉ dẫn của người hướng dẫn, người lao động nước ngoài có thể ngày càng củng cố tay nghề và các kỹ năng cần thiết khác. Những kiến thức và kỹ năng đó không chỉ giúp ích cho công việc tại thời điểm đó tại Nhật Bản, mà kể cả khi quay trở về nước, họ cũng có thể tìm được nhiều cơ hội việc làm rất lý tưởng.

 

Tại Việt Nam chương trình thực tập sinh kỹ năng được biết tới với tên gọi xuất khẩu lao động và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn tham gia.

 

 
 

Quyền lợi của thực tập sinh Nhật Bản

 

Khi tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản, người lao động sẽ nhận được nhiều lợi ích khác nhau, có thể kể đến như:

  • Được tiếp cận và ứng dụng kiến thức hiện đại nhất về lĩnh vực đào tạo từ thực tế, được áp dụng trực tiếp kiến thức, kỹ năng vào công việc, từ đó có thể giúp cho bạn có kinh nghiệm thực tiễn trong công việc.

  • Nhận được mức lương theo quy định của Chính phủ Nhật Bản: 8 giờ làm việc /ngày (có thể được tính thêm lương tăng ca khi làm thêm giờ), cùng với những chế độ hỗ trợ từ các nhà tuyển dụng Nhật Bản, tích lũy được số vốn lớn sau khi đi tu nghiệp.

  • Có cơ hội học tiếng Nhật miễn phí, giúp bạn có được kỹ năng ngôn ngữ cần thiết nếu muốn đi du học nhật bản về.

  • Được tiếp xúc với nền văn hóa công sở chuyên nghiệp hàng đầu, cùng với cách ứng xử, xử lý tình huống trong công việc;

  • Không chỉ có cơ hội học tập, làm việc trong một môi trường hiện đại, mà thực tập sinh còn được tham quan các di sản văn hóa, cảnh quan nổi tiếng tại xứ sở mặt trời mọc. 

  • Hơn nữa, thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản khi kết thúc hợp đồng trở về nước có cơ hội tìm được việc làm ổn định, thu nhập cao ngay tại các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và các doanh nghiệp có uy tín hiện đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

 
 

Điều kiện đăng ký thực tập sinh Nhật Bản

 

Không như các thị trường lao động ngoài nước khác, chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có nhiều chuẩn mực riêng nhưng nó vẫn giữ bản chất là chương trình xuất khẩu lao động bởi hầu hết người lao động tham gia đều với mục đích tìm kiếm thu nhập tốt hơn so với làm việc ở trong nước. Khi cân nhắc đến con đường này, các bạn chắc chắn cũng cần chú ý đến các điều kiện để đăng ký tham gia ứng tuyển chương trình thực tập sinh Nhật Bản.

 

 

  • Về độ tuổi:

Độ tuổi đủ điều kiện để xin visa Thực tập sinh Nhật Bản là độ tuổi từ 18 đến 33. Tuy nhiên vẫn có một số ít đơn hàng nới rộng biên độ tuổi tác đến 40 tuổi (đây là do công ty tiếp nhận yêu cầu).

 

  • Trình độ văn hoá và kinh nghiệm:

Để đủ điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản ngành nghề lao động phổ thông, người lao động tối thiểu phải TỐT NGHIỆP CẤP III trở lên. Không phải đơn hàng Nhật Bản nào cũng yêu cầu ứng viên phải có tay nghề hay kinh nghiệm làm việc. Tùy từng đơn hàng, từng lĩnh vực công việc khác nhau mà những điều kiện về kinh nghiệm làm việc của lao động cũng sẽ khác nhau.

 

  • Điều kiện về ngoại hình:

Trừ một số đơn hàng đặc thù có xem xét đến giới tính hoặc chiều cao, cân nặng, còn lại thường thì những chương trình này không có yêu cầu quá khắt khe về ngoại hình. Một số đơn hàng cần sức khỏe, thể lực hay chiều cao của ứng viên sẽ có điều chỉnh khác nhau và điều này sẽ được thông báo cụ thể ở từng đơn hàng.

Đặc biệt, người lao động không được có hình xăm nào trên cơ thể, không được nhuộm tóc (màu quá nổi bật).

 

  • Điều kiện về sức khỏe:

Người lao động để đạt điều kiện xin visa Thực tập sinh Nhật Bản, trước khi tới Nhật làm việc phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe. Ứng viên cần khám và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài từ cơ quan y tế của Việt Nam. Những lao động mắc 1 trong 13 bệnh thuộc nhóm bệnh cấm xuất khẩu như lao phổi, tim, viêm gan B, mù màu… đều không đủ điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản.

 

  • Trình độ tiếng Nhật:

Người lao động cần có trình độ, chứng chỉ tiếng Nhật từ N4 trở lên hoặc tương đương N4 (giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật). Một số ứng viên chưa đạt yêu cầu về tiếng Nhật cần tham gia khóa đào tạo Nhật ngữ trước khi xuất cảnh. Mục đích của khóa đào tạo này nhằm giúp người lao động dễ dàng giao tiếp và sinh sống tại Nhật. 

 

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực tập sinh Nhật Bản:

Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký chương trình Thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản yêu cầu phải chính xác về thông tin. Về các loại giấy tờ, hồ sơ thực tập sinh Nhật Bản, ứng viên sẽ được các Trung tâm phái cử hướng dẫn chuẩn bị đủ số lượng yêu cầu.

Cụ thể các loại giấy tờ đủ điều kiện Thực tập sinh Nhật Bản cơ bản nhất gồm có:

  • Ảnh màu 3.5×4.5 (chuẩn quốc tế)

  • Hộ khẩu, CMND/CCCD, Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn (nếu có),

  • Bằng tốt nghiệp (cấp III, cấp II, trung cấp, cao đẳng, đại học, bằng nghề), Bảng điểm được photo công chứng, Giấy xác nhận hạnh kiểm của Công an phường/xã đang ở

  • Passport/Hộ chiếu

 

  • Điều kiện xin visa Thực tập sinh Nhật Bản:

Để xin được tư cách lưu trú và đỗ Visa đi Nhật, người lao động phải đạt điều kiện như chưa từng tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản hay xin Visa vào Nhật Bản dưới mọi hình thức nào. Bên cạnh đó, ứng viên cũng không mắc các tiền án, tiền sự hay đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 
 

Các ngành nghề thực tập sinh Nhật Bản

 

Từ năm 2022 Nhật Bản chính thức nới rộng từ 66 lên 76 ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài. Dưới đây là danh sách một số ngành nghề tiêu biểu được các ứng viên quan tâm lựa chọn:

 

  • Ngành Nông nghiệp:

 

Nông nghiệp trồng trọt

耕種農業

Nghề trồng rau quả trong nhà kính

施設園芸

Làm ruộng / Trồng rau

畑作・野菜

Trồng cây ăn quả

果樹

Nông nghiệp chăn nuôi

畜産農業

Nuôi lợn

養豚

Nuôi gà

養鶏

Làm bơ sữa

酪農

 

 

  • Ngành xây dựng: 

 

Thợ mộc xây dựng

建築大工

Công việc mộc

大工工事作業

Công việc ở công trường

とび

Công việc dựng giàn giáo, giải tỏa mặt bằng xây dựng

とび作業

Nghề đá

石材施工

Làm lát đá

石張り作業

Lát gạch

タイル張り

Lát gạch

タイル張り作業

Lợp ngói

かわらぶき

Lợp ngói

かわらぶき作業

Trát vữa

左 官

Trát vữa

左官作業

Đặt đường ống

配 管

Công việc đặt đường ống (xây dựng)

建築配管作業

Đặt đường ống (nhà máy)

プラント配管作業

 

 

  • Ngành chế biến thực phẩm:

 

Nghề đóng hộp thực phẩm

缶詰巻締

Đóng hộp thực phẩm

缶詰巻締

Nghề gia công xử lý thịt gà

食鳥処理加工業

Gia công xử lý thịt gà

食鳥処理加工作業

Gia công xử lý thịt lợn

牛豚食肉処理加工業

Nghề sản xuất thịt lợn từng phần

牛豚部分肉製造作業

Chế biến thịt nguội

ハム・ソーセージ・ベーコン製造

Làm xúc xích, giăm bông, thịt muối xông khói

ハム・ソーセージ・ベーコン製造作業

Làm bánh mì

パン製造

Nghề làm bánh mì

パン製造作業

Chế biến đồ ăn nhanh

惣菜製造業

Nghề chế biến đồ ăn nhanh

惣菜加工作業

 

 

 

  • Ngành dệt may, may mặc:

 

Nghề dệt

織布運転

Thao tác giai đoạn chuẩn bị

準備工程作業

Thao tác dệt

製織工程作業

Hoàn thiện

仕上工程作業

Nhuộm

染 色

Nhuộm len

糸浸染作業

Nhuộm vải, hàng dệt kim

織物・ニット浸染作業

Dệt kim

ニット製品製造

Dệt tất

靴下製造作業

 

 

  • Ngành cơ khí, kim loại:

 

Đúc

鋳 造

Đúc (đúc sắt)

鋳鉄鋳物鋳造作業

Đúc (đúc sản phẩm đúc từ kim loại màu)

非鉄金属鋳物鋳造作業

Rèn

鍛 造

Rèn khuôn (búa)

ハンマ型鍛造作業

Rèn khuôn (máy ép)

プレス型鍛造作業

Đúc khuôn

ダイカスト

Đúc khuôn (buồng nóng)

ホットチャンバダイカスト作業

Đúc khuôn (buồng lạnh)

コールドチャンバダイカスト作業

Gia công cơ khí

機械加工

Tiện

旋盤作業

Phay

フライス盤作業

Ép kim loại 金属プレス加工

Ép kim loại

金属プレス作業

Chế tạo vật liệu thép 鉄 工

Vật liệu thép dùng cho kết cấu công trình

構造物鉄工作業

 

 

  • Ngành ngư nghiệp:

 

Nghề cá đi tàu

漁船漁業

Nghề đánh cá thả

延縄漁業

Nghề câu mực

いか釣り漁業

Đánh cá bằng lưới quăng

まき網漁業

Đánh cá bằng lưới rê

曳網漁業

Đánh cá bằng lưới đặt

刺し網漁業

Nghề đánh cá bằng lưới cố định

定置網漁業

Nghề nuôi trồng thủy sản

養殖業

Nghề nuôi trồng sò điệp

ホタテガイ・マガキ養殖作業

 

 

 

Ngoài ra, còn có các ngành nghề khác như: Sửa chữa ô tô 自動車整備, Vệ sinh tòa nhà ビルクリーニング, Hộ lý 介護 ,Phục vụ mặt đất trong sân bay 空港グランドハンドリング,... 

 

Trên đây là một vài ngành nghề tiêu biểu và được nhiều lao động lựa chọn. Bạn có thể tìm hiểu thêm một số ngành nghề và công việc khác nằm trong danh sách tuyển dụng thực tập sinh qua chương trình xuất khẩu lao động.

 
 

Cuộc sống của thực tập sinh Nhật Bản

 

Giống như bất kỳ một chương trình học tập, trao đổi, hay làm việc nào tại nước ngoài, chương trình thực tập sinh Nhật Bản cũng đòi hỏi ở người lao động khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt. Không chỉ cần chú ý nâng cao khả năng giao tiếp cơ bản trong cuộc sống thường nhật, các bạn còn đặc biệt trau dồi và bồi dưỡng kiến thức và khả năng ngôn ngữ phục vụ công việc, ngành nghề mà mình lựa chọn. Vậy nên, cuộc sống của thực tập sinh nhìn chung sẽ suôn sẻ hơn nếu có sẵn khả năng tiếng Nhật nhất định.

 

Về chi phí sinh hoạt, đương nhiên nhiều mặt hàng, sản phẩm có thể sẽ đắt đỏ hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, khi làm việc tại Nhật Bản, thực tập sinh sẽ được xí nghiệp hỗ trợ, chỗ ăn ở, sinh hoạt ở gần nơi làm việc. Có thể một số xí nghiệp còn hỗ trợ cho bạn 100% về thực phẩm và các vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho thực tập sinh.

 

Ngoài ra, với nguyên tắc kỷ luật và nghiêm túc của người Nhật, khi làm việc ở đây, các bạn thực tập sinh sẽ được rèn luyện tác phong chuyên nghiệp của mình trong công việc như: Làm việc đúng giờ, chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của xí nghiệp, chú trọng vào hiệu quả chất lượng trong công việc… Bên cạnh đó, tại nơi ở của thực tập sinh cũng sẽ có những quy tắc, quy định riêng mà bạn cần đảm bảo tuân theo.

 

 

 
 
 

 

Hiện nay mức lương cơ bản của thực tập sinh Nhật Bản giao động từ 120.000 đến 150.000 Yên/tháng. Tính theo tỷ giá yên Nhật hiện tại (tháng 11/2016) thì 1 yên vào khoảng 205 đồng, mức lương tương đương 25.000.000 đến 32.000.000 đồng/tháng.

 

Cụ thể thì mức lương của thực tập sinh được ký kết trong hợp đồng với doanh nghiệp Nhật sẽ được tính theo giờ, trung bình trong khoảng từ 650 đến 850 yên/giờ. Mức lương theo giờ có sự khác nhau giữa các tỉnh và vùng miền tại Nhật Bản. Thông thường, mức lương ở những vùng ngoại ô cũng thấp hơn trung tâm thành phố. Tuy nhiên song song với đó là chi phí sinh hoạt cũng tiết kiệm hơn khá nhiều. Ngoài ra, những công việc nặng nhọc, đòi hỏi kinh nghiệm tay nghề sẽ được trả cao hơn.

Tất cả thực tập sinh khi làm việc tại Nhật Bản sẽ phải đóng thuế bắt buộc theo quy định của chính phủ Nhật Bản. Mỗi tháng các bạn sẽ phải đóng trung bình từ 1000 – 1500 yên/tháng (có thể lên đến 2500 Yên/tháng). Mỗi lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ phải tham gia 3 loại bảo hiểm và tổng trừ khoảng 15.000 – 20.000 Yên/tháng. Khi tham gia bảo hiểm các bạn sẽ được khám, chữa bệnh định kỳ miễn phí, khi gặp tất cả những vấn đề liên quan tới sức khỏe các bạn nên báo ngay cho xí nghiệp hoặc nghiệp đoàn quản lý để được đưa đi khám, chữa trị. 

 

Bên cạnh đó, các thực tập sinh cũng cần trừ các khoản như phí nhà ở, phí sửa chữa, tiền điện, nước, gas và các phụ phí khác.

 

Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí trên thì sẽ ra mức lương thực lĩnh mà các bạn nhận được hàng tháng. Trung bình sẽ giao động vào khoảng 80.000 đến 110.000 Yên/tháng chưa kể làm thêm.

 


 

 

Trước khi Xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản chính thức tuyển chọn, tất cả những ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình đi Tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản sẽ được công ty sơ tuyển và sàng lọc với một quy trình nghiêm túc và chặt chẽ.

 

Bước 1: Liên hệ cán bộ tư vấn qua hoặc lên trực tiếp công ty tuyển thực tập sinh.

 

Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện hoặc phòng khám (tuỳ nơi mà có thể sẽ phải đi khám tại bệnh viện chỉ định).

 

Bước 3: Nộp hồ sơ + đặt cọc đảm bảo thi tuyển (mức giá khoảng 10 triệu đồng).

 

Bước 4: Học nguồn trước thi tuyển (Trong thời gian 2-4 tuần, thực tập sinh sẽ ở kí túc xá trung tâm đào tạo của công ty)

 

Bước 5: Thi tuyển đơn hàng 

 

Bước 6: Học tiếng và đào tạo nâng cao tay nghề sau khi trúng tuyển (4-5 tháng)

 

Bước 7: Nộp đơn xin visa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 

 

Bước 8: Hoàn tất thủ tục và xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc.

 

Khi thực hiện các bước đăng ký, ứng viên phải đảm bảo chuẩn bị thật đầy đủ, kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin và giấy tờ bởi nếu có sai sót thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả tuyển chọn, thậm chí có thể làm bạn bỏ lỡ cơ hội làm việc hấp dẫn tại Nhật Bản.

 

Như vậy, Sách 100 đã giới thiệu đến các bạn những thông tin cơ bản và quan trọng nhất cần phải biết về chương trình thực tập sinh Nhật Bản. Mong rằng những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện và chính xác trước khi quyết định lựa chọn con đường phù hợp với bản thân mình.


 

Để lại bình luận

Để lại bình luận