[N3] CÁCH PHÂN BIỆT そう、よう và らしい – Sách 100

[N3] CÁCH PHÂN BIỆT そう、よう và らしい

Ngày đăng: 01/03/2021 - Người đăng: Tạ Ngọc Trâm

CÁCH PHÂN BIỆT そう、よう và らしい

 

 

そう、よう và らしい là 3 mẫu câu khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa chung là: “Có vẻ.../Hình như.../Nghe nói...”

 

>>> Xem thêm: Phân biệt ngữ pháp: ばかり, ところ

 

3 mẫu ngữ pháp này rất hay bị nhầm lẫn. Vậy làm sao để phân biệt và sử dụng cho đúng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

NỘI DUNG:
1. Cấu trúc ~そう
2. Cấu trúc ~らしい

3. Cấu trúc ~よう

4. Cách phân biệt そう、よう và らしい

 

 

1. Cấu trúc ~そう

 

Mẫu câu này có hai cách dùng phổ biến sau:

 

a. Mẫu 1: “ dường như, sắp, có vẻ...” => dựa vào sự quan sát, suy đoán.

 

- Cấu trúc ngữ pháp:  

 

V(ます) bỏ ます+そう

Tính từ bỏ đuổi い/な+そう

 

 

- Ví dụ:

 

雨が降りそうです。

(あめがふりそうです。)

Dường như trời sắp mưa. 

 

=> Người nói quan sát trời thấy trời mù, có vẻ sắp mưa, (nhưng cũng có thể trời mù cả ngày nhưng không mưa, đây chỉ là suy đoán của người nói dựa trên thị giác và xúc giác)

 

 

このケーキはおいしそうですね。

Cái bánh này có vẻ ngon nhỉ.

=> Người nói nhìn cái bánh bắt mắt, mùi thơm,... nên đoán là nó ngon.

 

 

b. Mẫu 2: “nghe nói…” => dựa vào thông tin được nghe từ một nguồn nào đó.

 

- Cấu trúc ngữ pháp: 

 

V, N, A (thể thông thường) + そう

 

- Ví dụ:

 

雨が降るそうです。

(あめがふるそうです。)

Nghe nói trời sắp mưa.

=> Khi người nói nghe từ bản tin dự báo thời tiết và nói câu này.

 

 

あのレストランはおいしいそうです。

Nghe nói nhà hàng kia ngon lắm.

=> Người nói nghe từ một người bạn hay ai đó đã từng đến nhà hàng kia giới thiệu.

 

 

 

2. Cấu trúc ~らしい

 

Mẫu câu này nói lên sự suy đoán từ những gì mà người nói nghe được.

 

- Cấu trúc ngữ pháp: 

 

V, N, A (thể thông thường) + らしい

 

 

- Ví dụ:

 

誰が来たらしいです。

(だれがきたらしいです)

Hình như có ai đó đã đến.

=> Người nói suy đoán là có ai đó vừa tới do tiếng động, tiếng mở cửa,..)

 

 

彼女はアメリカに行ったらしいです。

(かのじょはアメリカにいったたらしいです。)

Nghe nói cô ấy đã đi Mỹ rồi.

=> Nghe ai đó nói về cô ấy rồi nói lại.

 

 

 

3. Cấu trúc ~よう

 

Mẫu câu này dùng để diễn đạt sự suy đoán của người nói dựa trên những thông tin có được.

 

- Cấu trúc ngữ pháp: 


 

V, N, A (thể thông thường) + ようです。

 

- Ví dụ:

 

彼は風邪を引いたようです。

(かれはかぜをひいたそうです)

Hình như cậu ấy bị cảm rồi.

=> Nhìn và sờ vào trán rồi nói.

 

Ngoài ra, còn có mẫu câu ~みたい về ý nghĩa hoàn toàn giống với mẫu ~よう. Tuy nhiên, みたい dùng trong văn nói còn よう dùng trong văn viết. Thêm nữa, khi dùng cấu trúc みたい thì tính từ đuôi bỏ

 

Ví dụ: 彼は子供みたいです。(かれはこどもみたいです。)

Anh ta giống như trẻ con vậy.

 

 

4. Cách phân biệt そう、よう và らしい

 

Đầu tiên, để nói về そう、よう và らしい như đã nói ở phần đầu của bài viết, ba mẫu câu này đều có ý nghĩa là “Có vẻ, hình như, nghe nói,...” tức là suy đoán. Tuy nhiên xét về mặt xác thực mang tính khách quan thì sẽ có thứ tự như sau: そう<よう<らしい。

 

Khi đọc xong 3 phần phân tích ở trên vẫn có nhiều bạn còn hoang mang và chưa phân biệt rõ được. Nếu vậy thì các bạn cũng không nên quá lo lắng, vì thật ra phần này tương đối khó và ngay cả người Nhật đôi khi cũng nhầm lẫn.

 

Dưới đây là một số tip để phân biệt 3 mẫu câu trên được đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân và tham khảo từ nhiều nguồn. Hi vọng là có thể giúp ích được phần nào cho mọi người.


 

Mẫu câu

Đặc điểm

Ví dụ

そう(1)

Mẫu câu suy đoán  từ những gì nhìn được, sờ được,... nhưng là nói trực tiếp luôn mà không nghĩ nhiều. Quan trọng là mẫu này chỉ dùng cho những sự việc diễn ra ở tương lai.

雨が降りそうです。( nhìn trời đen kịt, đoán là sắp mưa)

そう(2)

Mẫu câu suy đoán từ những gì nghe được cũng là nói trực tiếp luôn và không suy nghĩ nhiều. Nhưng được dùng ở cả những sự việc quá khứ lẫn tương lai.

雨が降ったそうです。(Thằng bạn mắc mưa ở ngoài chạy về báo là mưa rồi)

よう

Vẫn là suy đoán của bạn, nhưng nó dựa trên một quá trình tư duy, logic, tóm lại là nó bớt chủ quan và cảm tính hơn そう.  Thường cơ sở suy luận chủ yếu sẽ là do bạn tự quan sát hoặc nghe được.Thường dựa vào ngũ quan và kinh nghiệm để đưa ra phán đoán. Quan trọng nhất là nó có thể đi với thời quá khứ. 

雨が降ったらしいです。(Nghe một thằng nói là ngoài trời vừa mưa, mà thằng này lại cũng nghe từ một thằng khác, chắc là mưa thật nhưng cũng không tự tin lắm)

らしい

Cấu trúc này khách quan nhất.  Thường cơ sở suy luận của bạn là do nghe nói từ một nguồn thông tin khác. 

Cấu trúc này dựa vào bản chất đặc tính của sự vật, mang tính tích cực.

Đây là cấu trúc suy đoán ít chủ quan nhất.

雨が降ったようです。(Sáng dậy thấy sân ướt rệp nên đoán là trời mưa)

 

 

>>> Xem thêm: [N3] Phân biệt 3 mẫu ngữ pháp らしい、みたい、っぽい

 

 

Trên đó là những kiến thức về 3 mẫu ngữ pháp よう、そう、らしい cùng với cách phân biệt mà Sách tiếng Nhật 100 đã tổng hợp được.

 

Sách tiếng Nhật 100 chúc bạn thành công trên con đường học tiếng Nhật!


🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT" 

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> Hướng dẫn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật (bản chi tiết)

>>> Trọn bộ từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề (PDF)


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)


 

5

(1 đánh giá)

Để lại bình luận