NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN – Sách 100

NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

Ngày đăng: 12/03/2022 - Người đăng: Mai Quang Lợi

TÌM HIỂU VỀ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN

 

 

Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không và có 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc cao đẳng/đại học nhờ nền giáo dục có phương pháp đào tạo tốt. Chính điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp Nhật Bản ngày nay.

Cùng Sách 100 tìm hiểu sâu hơn về nền giáo dục Nhật bản qua bài viết lần này nhé~~

 

 

1. Nền giáo dục Nhật Bản

 

🌸Nền giáo dục Nhật Bản thời phong kiến

Thời kỳ phong kiến, ở các thị trấn và các làng của Nhật Bản đã có các trường học được gọi là 寺子屋(てらこや)tức là trường học được dạy ở Chùa. 

Vào cuối thế kỷ XIX, tỷ lệ số người biết chữ đạt khoảng 40% – một con số khá cao làm cho những người phương Tây tới Nhật Bản phải ngạc nhiên. Cũng từ đây hệ thống giáo dục hậu Minh Trị bắt đầu có bước tiến. 

 

 

🌸Nền giáo dục Nhật Bản trong thế chiến

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập và lấy hệ thống giáo dục của Mỹ làm kiểu mẫu, hiện đại hoá chương trình giảng dạy. Trình độ chung của học sinh đã được cải thiện, nhưng đồng thời gây ra những điều tiêu cực trong hệ thống giáo dục của Nhật Bản.

Trong các vấn đề tiêu cực, nghiêm trọng nhất có lẽ là vấn đề thi cử. Sự phân biệt giai cấp vô cùng nặng nề, giáo dục được xem là con đường duy nhất cho tương lai, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt để giành được chỗ học trong các trường nổi tiếng.

 

 

Khi đi xin việc làm, người ta thường chỉ đánh giá ứng viên qua cái mác trường đại học mà người đó đã tốt nghiệp. Cho dù ứng viên tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng với một thành tích chẳng mấy gì tốt đẹp cho lắm thì ứng viên đó vẫn có thể dễ dàng xin việc hơn một ứng viên tốt nghiệp một trường đại học ít tiếng tăm dù đạt được thành tích xuất sắc cỡ nào đi nữa. 

Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở công ty lớn, bậc phụ huynh phải lo cho con em mình  theo học ở trường dự bị/ trường luyện thi, hoặc theo học những lớp luyện thi do các giáo viên tư nhân dạy để có thể đỗ vào một trường tiểu học/trung học/đại học tốt nổi tiếng. 

 
 

2. Hệ thống giáo dục của Nhật

 

2.1. Hệ thống trường học ở Nhật

☛Trường quốc lập:trường học được nhà nước thành lập, được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí học nên trường quốc lập là hệ thống trường có học phí rẻ nhất trong tất cả các hệ thống trường. 

☛Trường công lập: trường thuộc quản lý của Nhà nước. Mỗi quận/huyện sẽ được đặt 01 trường công lập. Sau trường quốc lập thì trường công lập là hệ thống trường có chi phí thấp và cơ sở vật chất tốt.

☛ Trường tư lập: trường do các cá nhân/ tổ chức/ nhà đầu tư tại địa phương lập nên. Trường tư lập tại Nhật Bản không tuyển sinh quá nhiều. Mỗi lớp học tại trường tư lập chỉ vào khoảng 10 đến 15 học sinh. Vì vậy chi phí học tại trường tư lập khá cao và chênh lệch khá nhiều so với trường quốc lập và công lập. 

Chính vì vậy mà chỉ có những gia đình khá giả và có điều kiện mới có thể cho con em học tại các trường tư lập.

 

2.2. Chế độ giáo dục ở Nhật Bản

Nhật Bản đã phê chuẩn về “Điều ước về quyền lợi của trẻ em” được đưa ra tại Liên hiệp quốc năm 1989. Hiệp ước này được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi được học hành của trẻ em. 

 

 

Và theo quy định chế độ giáo dục của Nhật sẽ chia thành 4 giai đoạn cơ bản:

🏯Cấp tiểu học : học 6 năm

🏯Cấp phổ thông cơ sở : học 3 năm

🏯Cấp phổ thông trung học : học 3 năm

🏯Cấp Đại Học là 4 năm trong đó đại học ngắn hạn sẽ là 2 năm

 

2.3. Chế độ học tập và các kỳ nghỉ

Hầu hết các trường học tại Nhật đều có 3 học kỳ chính như sau:

📚Học kỳ 1 – Tháng 4 đến tháng 7

📚Học kỳ 2 – Tháng 9 đến tháng 12

📚Học kỳ 3 – Tháng 1 đến tháng 3

Thời gian bắt đầu học là từ tháng 4 và kết thúc năm học vào tháng 3 năm sau. Giữa các học kỳ sẽ có những kỳ nghỉ cho học sinh nghỉ ngơi. Nghỉ hè khoảng 40 ngày, nghỉ đông/ nghỉ xuân khoảng 2 tuần. 

Tuy nhiên cũng có một số trường chia năm học thành 2 học kỳ, học kỳ 1 từ tháng 4 đến tháng 9 và học kỳ 2 từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và có thêm kỳ nghỉ thu giữa 2 học kỳ với thời gian nghỉ từ 4 – 6 tuần.

 
 

3. Cách giáo dục của Nhật Bản

 

Nhật Bản được cả thế giới khâm phục không chỉ vì sự phát triển kinh tế thần kỳ trong thời gian ngắn, mà còn vì nhân cách người Nhật Bản: trung thực, khiêm nhường, tế nhị, nổi trội về tinh thần làm việc tập thể, ý thức cộng đồng, tôn trọng mọi người xung quanh, cực kỳ khuôn phép, thận trọng nhưng rất sáng tạo trong công việc.

Để có được điều đó, mình nghĩ phần lớn là nhờ cách giáo dục, dạy dỗ con cái từ nhỏ.

 

3.1. Một số nguyên tắc nuôi dạy con của người Nhật

🌻Nguyên tắc 1: Dạy con biết đặt mình vào vị trí của người khác

Người Nhật rất coi trọng phép lịch sự, vì thế họ luôn muốn con cái mình phải có được điều này ngay khi từ nhỏ. Họ khuyến khích và dạy con mình cách đặt bản thân vào vị trí của người khác để suy nghĩ, đánh giá sự việc/tình huống. Điều này giúp trẻ có khả năng xử lý tình huống tốt dù gặp bất cứ chuyện gì.

🌻Nguyên tắc 2: Tự lập dù là việc nhỏ 

Người Nhật dạy con tự lập từ nhỏ với mục đích rèn luyện tính tự lập. Họ dạy con các việc đơn giản như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi dày…và mức độ các việc sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé. 

 

 

🌻Nguyên tắc 3: Xây dựng tính tự giác

Người Nhật dạy con biết tự mình sắp xếp, dọn dẹp đồ chơi và cất chúng vào nơi quy định cho ngăn nắp, điều này giúp cho trẻ có được tính tự giác, gọn gàng, sạch sẽ ngay từ nhỏ.

🌻Nguyên tắc 4: Cho trẻ được tự do

Thay vì bao bọc con một cách thái quá, thì người Nhật dạy sẽ không ép con ăn khi con không muốn ăn, cho con được chơi và khám phá cây cối, động vật…

🌻Nguyên tắc 5: Dạy con không được nói dối

Người Nhật sẽ nói sự thật, không nói dối trước mặt trẻ vì họ cho rằng trẻ con có thể bắt chước theo những điều đó.

 

3.2. Tinh thần làm việc tập thể tiêu biểu của người Nhật

Ở bậc tiểu học, hầu hết thời gian học sinh được học tập và làm việc theo nhóm. Điều làm cho không ít người cảm thấy bất ngờ là ở cách ứng xử của các học sinh tiểu học ở Nhật vì các em học sinh được phép đứng lên, tự do đi lại xung quanh lớp ngay cả khi tiết học đang diễn ra và hầu như có thể làm mọi việc, trừ những việc gây nguy hiểm. 

Ở Việt Nam, những hành động này được xem là “hư” và không có phép tắc.

Tuy nhiên, đó là chính sách có chủ đích của chính phủ Nhật Bản khi áp dụng cho học sinh tiểu học. Họ cho rằng thay vì dành những năm tháng đầu tiên của bậc tiểu học yêu cầu học sinh làm theo những yêu cầu/ chỉ dẫn của giáo viên, người Nhật lại cho rằng đây chính là quãng thời gian vàng giúp các em tự nhận ra những gì phù hợp và mình yêu thích.

 

 

Trên bậc tiểu học, học sinh phải tham gia vào các câu lạc bộ để học cách hoạt động nhóm, việc đó rèn cho trẻ tinh thần tập thể, thúc đẩy trẻ phát triển, khám phá bản thân và khám phá cuộc sống. Những hoạt động này còn giúp trẻ tạo được mối quan hệ gắn bó với bạn bè và thầy cô, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, ứng xử…

Cách giáo dục này khiến trẻ em ý thức rằng chúng là thành phần cần thiết của nhóm và tự hào khi đạt được thành tựu với tư cách nhóm. 

 

 

Bạn có biết, trong các công ty Nhật bản thì hoạt động nhóm luôn được ưu tiên không?

Đúng thật là như vậy. Họ coi trọng tinh thần làm việc nhóm hơn là cá nhân, vì họ cho rằng cá nhân dù giỏi đến cỡ nào cũng không thể mạnh bằng một team cộng lại. Vì thế khi làm cho công ty Nhật, hãy cố gắng làm việc theo nhóm và vì nhóm nhé!

 

3.3. Giáo dục đạo đức(luôn nói lời xin lỗi và cảm ơn)

Trẻ em Nhật Bản từ khi bước vào học mẫu giáo đã được rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động hàng ngày.

Chẳng hạn như quy tắc ứng xử (cách chào hỏi, cách nói lời cảm ơn/xin lỗi…). Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới.

 

 

Giờ ăn trưa của trẻ em Nhật Bản cũng là một tiết học, chúng được dạy về tính tự lập, chăm sóc bản thân, phục vụ bạn bè và lòng biết ơn khi có được bữa ăn ngon. Những bạn nhỏ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn, mặc đồng phục như một người phục vụ thật sự và giáo viên sẽ chỉ cho các em cách múc thức ăn vào bát, rót sữa vào ly, và đặt lên khay thức ăn cho các bạn… 

Trước khi ăn, các em đều nói “いただきますーItadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”ごちそうさまでしたーGochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), cả hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo. 

Sau khi ăn xong, mọi người sẽ tự đem khay thức ăn đã ăn xong đến nơi dọn dẹp, rồi quay về vệ sinh cá nhân, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa.

 

Ngoài ra, bạn đã từng nghe qua câu chuyện giám đốc và nhân viên hãng kem Akagi của Nhật Bản cúi người xin lỗi khách hàng vì quyết định tăng giá sau 25 năm chưa? Lý do là bởi vì đã tăng giá kem sau 25 năm dù chỉ là 2.000 đồng cho thấy họ tôn trọng khách hàng đến nhường nào.

Quả thật là một cách giáo dục tuyệt vời phải không nào?!

 
 

4. Đặc điểm nền giáo dục Nhật Bản

 

Nhắc đến Nhật Bản, người ta nghĩ đến gì?

  • Một tấm gương hồi phục kinh tế thần kỳ, từ một đống hoang tàn vươn lên làm cường quốc kinh tế.

  • Bí quyết dạy con của người Nhật làm các bà mẹ bỉm sữa trên thế giới đảo điên học tập.

  • Cách làm việc của người Nhật khiến thế giới khiếp sợ

  • Cách Người Nhật bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hoá khiến đất nước nào cũng ngưỡng mộ.( Cách phân loại rác này, bảo vệ môi trường và nguồn nước…)

  • Đất nước luôn tạo ra những sản phẩm tối ưu, tiện lợi,.. làm người tiêu dùng hài lòng và khiến người nước ngoài kinh ngạc(ví dụ hộp sữa chua mình ăn khi bóc ra thường sẽ dính sữa chua ở mặt trong của miếng giấy bóc, thế nhưng sữa chua ở nhật họ tạo ra loại bao bì giúp sữa chua k hề bám lên mặt trong đấy!)

Thế nhưng ngoài những mặt tốt của nền giáo dục Nhật Bản mà chúng ta thường được nghe đến thì nền giáo dục Nhật Bản vẫn có những mặt tối đấy nhé!

👎Mặt tối của nền giáo dục Nhật bản:

Mặt tối đó có thể nhìn thấy qua số liệu thống kê sau:

 

 

Đây là số liệu về tỷ lệ tử tự ở người độ tuổi 15 đến 24 và Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ người tự tử cao nhất trên thế giới. Người ta cho rằng nền giáo dục của quốc gia này cũng là 1 phần nguyên nhân dẫn đến điều này.

Những đứa trẻ ở Nhật Bản từ khi sinh ra đến lúc lớn lên được thừa hưởng một nền giáo dục tốt tuy nhiên vô cùng khắt khe và nghiêm ngặt. Học sinh dưới 18 tuổi tại Nhật Bản phải tuân thủ giờ giới nghiêm vào lúc 10h tối. Tại các thành phố sẽ có những quy định khác nhau về hoạt động bị cấm thực hiện, dưới 18 tuổi sẽ không được phép đến rạp chiếu phim hoặc tụ tập sau 10h tối,...

Mỗi ngày, ngoài giờ học trên lớp, các em còn phải tham gia các hoạt động trước và sau giờ học, làm bài tập về nhà, một số phải đến các trung tâm luyện thi nên có ít thời gian để nghỉ ngơi.

Việc bậc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào chúng khiến chúng bị áp lực. Nếu chúng không đạt được mục tiêu đã được đề ra thì sẽ bị mắng, bị so sánh với con nhà người ta. 

Ngoài ra ở Nhật còn có tình trạng bắt nạt học đường khiến học sinh tự tử nữa.

 

 

Đây là cánh rừng chết chóc mang tên Aokigahara, nằm dưới chân núi Phú Sĩ là nơi người Nhật tìm đến chấm dứt sinh mạng, trong đó có những em học sinh trung học nhỏ tuổi…

 
 

5. Nền giáo dục Việt Nam và nền giáo dục Nhật Bản

 

Giáo dục Việt Nam đang ngày càng có bước tiến là đã chú trọng đến ngoại ngữ nhiều hơn, không ít cha mẹ hiện nay đọc sách dạy con của người Nhật và dạy chúng từ nhỏ. Cá nhân mình thấy cách dạy con từ nhỏ( dạy con kiểu hiện đại) tốt hơn rất nhiều so với cách dạy con truyền thống.

 

 

So với nền giáo dục Nhật Bản, nền giáo dục Việt Nam vẫn còn chú trọng nhiều vào tính hình thức, đặt nặng điểm số. Bởi vậy, học sinh Việt Nam phải chịu đựng khá nhiều áp lực trong suốt quá trình học tập. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục chưa thực sự chú trọng đến những kiến thức thực tế khiến giới trẻ hiện nay sau khi ra trường bị thiếu hụt các kỹ năng và kiến thức thực tiễn.

***

Bài viết đến đây là hết!

Hi vọng trong tương lai Sách 100 có thể cung cấp được nhiều thông tin bổ ích hơn nữa đến cho mọi người💕

 


 

>>> Tìm hiểu về món ăn Nhật Bản - Oyakodon

>>> Tìm hiểu lễ thành nhân ở Nhật


Để lại bình luận

Để lại bình luận