Hikikomori - Nỗi ám ảnh của xã hội hiện đại – Sách 100

Hikikomori - Nỗi ám ảnh của xã hội hiện đại

Ngày đăng: 14/06/2021 - Người đăng: Tạ Ngọc Trâm

 HIKIKOMORI - TÊN GỌI CHUNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI TỰ CÁCH LY KHỎI XÃ HỘI

hikikomori

 

 

Trong những năm gần đây, “ひきこもり - Hikikomori” quả thật là một nỗi ám ảnh vô cùng lớn đối với người dân Nhật Bản, đặc biệt là đối với bậc làm cha làm mẹ. Tại sao lại như vậy?

 

Hãy cùng Sách 100 tìm hiểu một vấn đề đang nổi cộm lên trong xã hội Nhật Bản ngày nay nhé!

 

>>> Xem thêm: Wibu là gì? Những thuật ngữ trong manga/anime

 

1. Hikikomori là gì? Biểu hiện của những Hikikomori

 

Hikikomori là tên gọi chung dành cho những người không tham gia xã hội (không đi học, không đi làm, không giao lưu bạn bè,...) suốt ngày chỉ ở trong phòng làm những việc bản thân yêu thích và hầu như không tiếp xúc với ai ngoài gia đình liên tục từ sáu tháng trở lên.

 

Theo báo Nikkei, Phủ nội các đã thống kê số lượng Hikikomori trên toàn quốc vào năm 2019 thì có hơn 541 nghìn Hikikomori trong độ tuổi từ 15~39 tuổi, và hơn 613 nghìn Hikikomori trong độ tuổi từ 40~64 tuổi. Chính vì vậy, Hikikomori dần trở thành một vấn đề mà xã hội Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay.

 

⇒ Biểu hiện của những Hikikomori

 

biểu hiện của một hikikomori

 

 

Thường có 3 giai đoạn:

 

Giai đoạn 1: Bắt đầu có dấu hiệu lo lắng, căng thẳng và chán nản trong mọi việc (chán việc học, chán việc đi làm). Sau đó, tự xa lánh bạn bè, đồng nghiệp trong công ty.

Giai đoạn 2: Bỏ học/việc làm và tìm kiếm sự chú ý, quan tâm từ gia đình, trước hết là từ người mẹ. 

Giai đoạn 3: Cắt đứt sự giao tiếp, mối quan hệ với gia đình. Trở nên hung hãn, tính khí thất thường, ở lì trong phòng làm những thứ bản thân yêu thích (thường là lên internet, chơi game), không chịu ra khỏi nhà, hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài khiến bố mẹ phải cung cấp đồ ăn/đồ dùng hàng ngày.

 

hikikomori cáu gắt với cả cha mẹ mình

 

2. Đâu là lý do khiến họ trở thành Hikikomori?

 

Dưới đây là một số lý do khiến số lượng Hikikomori ngày càng tăng trong xã hội Nhật Bản hiện nay:

 

➽ Do trượt các kỳ thi, không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

 

➽ Do ảnh hưởng trào lưu “văn hóa Otaku” khiến cho những thiếu niên Nhật Bản say mê chìm đắm trong thế giới manga, anime. 

 

➽ Do nghiện trò chơi điện tử.

 

➽ Do thất bại trong chuyện tình yêu, hôn nhân.

 

➽ Nhật Bản là đất nước nơi mà người dân làm việc chăm chỉ, cật lực và thậm chí chết chỉ vì lao động quá sức (過労死 - Karoshi - chết vì làm việc quá sức). Do đó, khi những người không chịu được áp lực công việc cao dẫn đến tình trạng chán nản, muốn bỏ việc.

 

➽ Do mối quan hệ giữa người với người không tốt, bị bắt nạt (いじめ - ijime) trong trường học/ trong môi trường làm việc.

 

➽ Do áp lực từ cuộc sống, gia đình. Xã hội Nhật Bản hiện nay vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, người chồng sẽ đi làm để nuôi gia đình chăm lo cho cha mẹ già, người vợ hầu hết chỉ ở nhà chăm con lo chuyện nhà cửa dẫn đến áp lực phải kiếm thật nhiều tiền trở thành nỗi ám ảnh của những người đàn ông trung niên. 

 

3. Hikikomori và những ảnh hưởng xấu từ căn bệnh này

 

Thứ nhất, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước như thiếu hụt nguồn lao động trong khi dân số Nhật Bản đang già hóa phải sử dụng nguồn lao động nước ngoài, phải tiến hành các dự án để hỗ trợ cho các hikikomori tái hòa nhập cộng đồng.

Thứ hai là không thể nuôi sống bản thân, trở thành gánh nặng kinh tế, sống dựa vào bố mẹ. Ở Nhật, có rất nhiều những cha mẹ đã trên 70 tuổi rồi nhưng vẫn phải lao động để nuôi đứa con mắc bệnh kỳ quái này.

 

Việc chữa lành tâm lý cho những người mắc hikikomori thì không phải là không thể, tuy nhiên vì đây là căn bệnh ăn sâu vào tiềm thức nên cần dựa vào ý chí của người bệnh nữa. 

Giải quyết vấn đề này chắc chắn sẽ là một bài toán khó dành cho chính phủ Nhật Bản trong tương lai.

 

căn phòng của hikikomori

Hình ảnh căn phòng của một hikikomori

 

 

4. Gia đình phải làm gì nếu như con cái có dấu hiệu của Hikikomori?

 

- Tìm bác sĩ tâm lý: Tư vấn hướng điều trị, phát hiện càng sớm thì tỉ lệ chữa khỏi giúp con tái hòa nhập cộng đồng càng cao. 

 

- Cố gắng giao tiếp với con nhiều nhất có thể: Giai đoạn khủng hoảng tâm lý cần phải có sự quan tâm từ cha mẹ. Nếu như cha mẹ không hiểu và gây áp lực lên cho con thì càng khiến tâm trạng của con ngày càng tồi tệ hơn. Hãy lắng nghe con!

 

- Động viên con: Những lời động viên, chia sẻ những suy nghĩ với con chắc chắn sẽ giúp con vượt qua những suy nghĩ tiêu cực đấy.

 

5. Chứng bệnh Hikikomori khác gì so với Neet?

 

☞Giống: Người bị cả 2 chứng bệnh này đều sống “ký sinh” vào cha mẹ, dùng tiền của cha mẹ thực hiện những sở thích của bản thân. Cha mẹ phải phục vụ từ ăn uống, dọn dẹp. Tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu.

 

☞ Khác biệt như sau:

 

NEET

HIKIKOMORI

 

 

 

Định nghĩa

Neet là tên viết tắt của “Not in Education, Employment or Training” nghĩa là không học vấn, không việc làm, không đào tạo.

Là tên gọi chỉ những người hoàn toàn không có ý định đi làm để kiếm tiền (trừ những người nội trợ, học sinh)

Là tên gọi chỉ tình trạng của những người suốt ngày ở nhà liên tục từ 6 tháng trở lên, hầu như không giao tiếp với ai trừ gia đình, không đi học/ đi làm

Nguồn gốc tên gọi

Từ nước Anh

Từ Nhật Bản

Độ tuổi

Từ 15 tuổi đến 34 tuổi

Không giới hạn độ tuổi

Tình trạng

Sống “lông bông”, vẫn có giao tiếp với mọi người

Không tích cực tham gia xã hội, xa lánh mọi người


 

6. Những bộ anime về Hikikomori

 

Sách 100 muốn giới thiệu 2 bộ Anime điển hình nói về cuộc sống của hikikomori. Nếu có thời gian hãy xem để hiểu hơn về chủ đề này nhé. 

★ NHK ようこそ (Welcome to NHK)

Nội dung phim xoay quanh nhân vật chính Satou Tatsuhiro 22 tuổi - trở thành một hikikomori đã được ba năm. Cuộc sống của cậu ta tưởng chừng cứ trôi đi trong căn phòng bừa bộn nhưng đến một ngày cậu ta gặp được cô gái tên Nakahara Misaki người tự nhận có thể chữa chứng hikikomori của cậu. Liệu Nakahara Misaki có chữa khỏi chứng bệnh này cho Satou Tatsuhiro không?

Link xem: https://vuighe.net/welcome-to-the-nhk/tap-1 

 

★ ささみさん@頑張らない (SasamiSan@Ganbaranai)

Bộ phim kể về một Hikikomori tên là Sasami. Cuộc sống của cô được anh trai của mình chăm sóc, che chở. Công việc thường ngày của Sasami là theo dõi thế giới bên ngoài và anh trai của mình bằng thiết bị giám sát qua máy tính. Thế nhưng liệu công việc có đơn giản như thế hay không?

Link xem: https://tv.zing.vn/sasami-san-ganbaranai-khong-co-dong-luc 

 

Ngoài ra còn rất nhiều bộ anime khác lấy chủ đề về hikikomori nữa. 

Link anime : http://ruijianime.com/main/tag_search_easy.php?tag[]=73

 

 

Sách 100 xin cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng sách 100 suốt thời gian vừa qua, hi vọng có thể cung cấp nhiều chủ đề hay hơn cho các bạn trong tương lai.

 

Chúc các bạn học tốt và giữ gìn sức khỏe nhé!


🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT" 

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> Hướng dẫn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật (bản chi tiết)

>>> Trọn bộ từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề (PDF)


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)

 


Để lại bình luận

Để lại bình luận