Tất tần tật những điều phải biết về ngữ pháp tiếng Nhật – Sách 100

Tất tần tật những điều phải biết về ngữ pháp tiếng Nhật

Ngày đăng: 25/07/2020 - Người đăng: Han Han

Tất tần tật những điều phải biết về ngữ pháp tiếng Nhật





Trong môi trường học tập và làm việc Nhật ngữ, các bạn học thường rất hay gặp và sử dụng những từ xuất hiện với tần suất nhiều như tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ, thể lịch sử, thể ngắn... Những cụm từ được đặt tên riêng đóng góp những vai trò và cách sử dụng khác nhau.


Đối với những bạn học được trường lớp được đào tạo bài bản nói chung hay những bạn tự học nói riêng thì đôi khi bản thân chúng ta cũng gặp vướng mắc khi nhớ các từ này và cách sử dụng đúng các từ này. Vậy dưới đây hãy cùng sách tiếng Nhật 100 ôn lại cẩn thận những từ phải biết trong ngữ pháp tiếng Nhật.


1. Tôn kính ngữ - Khiêm nhường ngữ


 Khiêm nhường ngữ và tôn kính ngữ là những từ ngữ thuộc trong đời sống hội thoại Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng mà chúng ta phân biệt khi nào nên sử dụng kính ngữ và khi nào cần phải sử dụng khiêm nhường ngữ.


 Tôn kính ngữ (尊敬語) thường được dùng để nói đến những hành động, trạng thái của người trên, người có địa vị cao hơn bản thân. Bày tỏ sự kính trọng, lịch sử của bản thân.


 Khiêm nhường ngữ (謙譲語) dùng để miêu tả hành động, trạng thái cho chính mình hay những nhóm thuộc chính mình. Bày tỏ sự khiêm nhường, nhún nhường khi nói.




Sơ đồ mối quan hệ


>>> Xem thêm: Toàn bộ về Kính ngữ, Khiêm nhường ngữ, thể Lịch sự trong tiếng Nhật



2. Thể lịch sự - Thể ngắn


 Thể lịch sự hay còn được gọi là thể thông thường. Kết thúc bằng đuôi ます. Thể lịch sự thường được dùng với những người mà bản thân không thân thiết lắm.


 Thể từ điển/ thể ngắn hay còn gọi là thể thân mật. Được rút gọn và dùng để nói chuyện với những người thân cận/ thân thiết.


Ví dụ:


Thể lịch sựThể ngắn
買います買う
起きます起きる
寝ます寝る
練習します練習する


3. Văn viết - Văn nói


♣ Văn viết (書き言葉) là dạng trang trọng, mang tính cứng nhắc, hay được sử dụng trong nội dung cấu trúc hình thức viết, văn bản, sách báo, báo cáo, thông báo..


 Văn nói (話し言葉) là hội thoại giao tiếp hàng ngày. Trong hội thoại giao tiếp đời sống nhiều từ được rút gọn và biến tấu cho phù hợp và được sử dụng nhiều hàng ngày.


4. Tự động từ/ tha động từ


 Tự động từ (自動詞) là động từ không phải là sự tác động lên đối tượng khác mà diễn tả hành động tự thân của chủ thể. 

Chủ ngữ là đối tượng duy nhất của hành động hay tình trạng được nhắc đến bởi động từ.


Trợ từ đi kèm: が

Ví dụ:

リンちゃんが起きました。

山さんが勉強しています。


 

 Tha động từ (他動詞) là động từ chỉ sự tác động của một chủ thể và một đối tượng khác

 Tha động từ có chủ ngữ là người thực hiện hành động và tân ngữ là người/vật nhận hành động đó.


Ví dụ:

リンちゃんはりんごをたべません。

山さんは時計を買いました。


5. Ba nhóm động từ + động từ đặc biệt nhóm 2 


Trong ngữ pháp tiếng Nhật, động từ được chia ra làm ba loại khác nhau 


   Động từ nhóm I: là những động từ đuôi ở cột い


Ví dụ: 

 かいます ー かう

 いきます ー いく

し はなします ー はなす

 もちます ー もつ

 しにます ー しぬ

 あそびます ー あそぶ

 のみます ー のむ

 かえります ー かえる


  Động từ nhóm II là những động từ đuôi ở cột え


 おぼえます ー おぼえる

 かけます ー かける

 みせます ー みせる

 たてます ー たてる

 ねます ー ねる

べ たべます ー たべる

 さめます ー さめます

 つかれます ー つかれる


  Động từ nhóm III hay còn được gọi là danh - động từ: là những động từ bất quy tắc


します さんかしますーさんかする;きにゅうしますーきにゅうする....

来ますーきます


 Với 3 nhóm động từ được phân biệt rõ ràng thì khi chuyển đổi ngữ pháp trong các thể lịch sự, thể ngắn, thể điều kiện, thể khả năng, bị động, sai khiến.... cũng hoàn toàn khác nhau. Tham khảo thêm bảng quy tắc chia thể do sách tiếng Nhật 100 tổng hợp đầy đủ và chi tiêt dưới đây:


>>> Xem thêm: Bảng quy tắc chia thể tiếng Nhật


Ngoài ra, cũng có những động từ ngoại lệ không đi theo quy tắc chia động từ ở trên thì được gọi là những động từ đặc biệt.


6. Trợ từ


 Trong quá trình học ngữ pháp tiếng Nhật, các bạn thường gặp rất nhiều trợ từ mang chức năng, vai trò bổ trợ khác nhau ở trong câu. Các trợ từ giữ vai trò cầu nối và bổ nghĩa hoàn thiện cho một câu nói giao tiếp hay câu viết trong bài.


Những trợ từ phổ biến thường gặp và hay được dùng nhất trong tiếng Nhật là が, は, を, で, に, へ, の, と.... 


♣ Một số trợ từ có tính chất na ná nhau nên khiến nhiều bạn học dễ bị mắc lừa và nhầm lẫn. Các bạn có thể tham khảo 2 bài phân biệt trợ từ chi tiết do sách tiếng Nhật 100 chắt lọc ra.


>>> Xem thêm: Quy tắc "bất di bất dịch" phân biệt が (ga) và は (wa)


>>> Xem thêm: Trợ từ tiếng Nhật và cách sử dụng thành thạo trợ từ に、で、を


7. Âm On - Âm Kun


 Âm ON là từ gọi tắt của On yomi (音読み) đọc theo âm Hán Nhật của Hán tự. Âm ON dùng để đọc các từ vay mượn của Trung Quốc (phần nhiều là từ ghép)


 Âm Kun là từ gọi tắt của Kun yomi (訓読み) tức là cách đọc theo nghĩa: âm thuần Nhật. Âm KUN dùng để đọc những chữ Nhật gốc được viết bằng chữ Hán có ý nghĩa tương đương. Tức là đọc bằng cách nhìn chữ Kanji, lấy nghĩa và đọc dựa trên cách phát âm của một từ tương đương trong tiếng Nhật.




>>> Xem thêm: Phân biệt và quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm On, Kun trong Kanji


Trên đây là bài viết "Những từ phải biết trong ngữ pháp do tiếng Nhật" do sách tiếng Nhật 100 tổng hợp lại. Sách 100 hy vọng bài viết bổ sung và cung cấp những kiến thức quan trọng cho các bạn đang học tập tiếng Nhật. Đồng thời các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu chuyên sâu hơn những điều mà mình chưa biết hay chưa nắm rõ.


Sách tiếng Nhật 100 chúc các bạn thành công trên con đường Nhật ngữ!


🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT" 

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> List sách luyện đề thi năng lực tiếng Nhật JLPT tất cả cấp độ

>>> TOP 4 ứng dung (app) chat, nói chuyện với người Nhật miễn phí tốt nhất


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)


Để lại bình luận