VĂN HỌC NHẬT BẢN QUA CÁC THỜI KỲ – Sách 100

VĂN HỌC NHẬT BẢN QUA CÁC THỜI KỲ

Ngày đăng: 18/03/2022 - Người đăng: Trần Đạo

Văn học Nhật Bản qua các thời kỳ

Văn học Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng trên toàn thế giới khi sở hữu kho tàng các tác phẩm kinh điển được dịch ra hàng trăm thứ tiếng. Hôm nay, hãy cùng Sách 100 đi tìm hiểu văn học Nhật Bản qua các thời kỳ nhé!

Mục Lục


 

1.Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản:

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới ra đời ngay từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập. Những cội rễ của nền văn học này có từ thời tối cổ, và những kiệt tác thành văn đầu tiên cũng được chắp bút rất sớm, vào khoảng thế kỷ 7, 8 hoặc có lẽ sớm hơn.

Văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ và đặc điểm văn học của mỗi thời cũng gắn liền với sự thay đổi về kinh tế - chính trị - xã hội lúc bấy giờ: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.

 


 

2. Văn học Nhật qua từng thời kỳ:

2.1. Văn học Nhật Bản thời Thượng cổ: (300 - 794)

Văn học Thượng cổ hay còn được gọi là Văn học thời Yamato, là thời kỳ văn học mà trung tâm văn hóa, chính trị của Nhật Bản ở Yamato (Nara ngày nay). Văn học Thượng cổ bắt đầu từ năm 300 đến năm 794, khi thủ đô của Nhật Bản được dời tới Heian (nay là Kyoto)

1.Bối cảnh lịch sử:

Từ thời Jomon, con người đã quen với cuộc sống săn bắt hái lượm, đàn ông vào rừng săn bắt, phụ nữ ở nhà nấu nướng chăm con. Các gia đình thường tụ tập lại với nhau sau giờ ăn tối để nhảy múa, ca hát. Đó cũng là manh nha cho khởi đầu của sự phát triển nền văn học Nhật Bản.Tuy nhiên, cuộc sống tự do tự tại đó dần thay đổi khi con người chuyển từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi, tự cung tự cấp. 

Đầu thế kỷ 2, một số bộ tộc, bộ lạc ra đời ở ven những con sông lớn. Đến thế kỷ 4, 5 triều đình Yamato đã thống nhất những bộ lạc đó và thành lập nên một quốc gia thống nhất, với người đứng đầu và nắm quyền lực tối cao là Thiên hoàng.Vào thế kỷ 7, 8 Thái tử Shotoku sau khi đi “du học” từ Trung Quốc - nền văn hóa vốn đang phát triển vô cùng mạnh mẽ lúc bấy giờ, đã đem những công nghệ, văn hóa và tư tưởng học được truyền bá trong dân gian. Từ đây, các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi dần dần phổ biến với người Nhật, đồng thời các ký tự Trung Quốc cũng manh nha phát triển tại đây.

2.Đặc điểm văn học thời Thượng cổ:

Cũng giống như tất cả các nền văn học khác trên thế giới, khởi nguồn của văn học Nhật Bản thuở sơ khai chưa có chữ viết chính là văn học dân gian. Người ta tin rằng hiện tượng phát sinh thế giới con người và thế giới tự nhiên vượt qua năng lực của con người, là do hành động của thần linh, nên kính sợ và sống với những niềm tin và cơ sở sinh hoạt như vậy.Những câu chuyện thần thoại, cổ tích hay truyền thuyết về mối quan hệ của những sự vật tự nhiên như mặt trời, mặt trăng,...và con người được “kataribe” (tức là những người chuyên về việc kể truyền thuyết và ghi chép việc cũ ở triều đình ) kể lại. Tuy nhiên, do chỉ là truyền miệng nên không tránh khỏi những sai sót và dị bản. 

Từ sau cải cách Taika việc ghi chép bằng chữ Hán mới bắt đầu. Đó cũng là thời điểm ra đời những tập thơ, bộ sử được coi là nguồn nguyên liệu phong phú đối với nền văn học các thế kỷ sau. Do đã có chữ viết nên văn học ít nhiều cũng chuyển từ những tác phẩm mang tính tập thể sang những sáng tác cá nhân. 

3. Các tác phẩm văn học Nhật Bản nổi tiếng:

  • 古事記:(Kojiki) - Cổ ký sự

  • Đây là tác phẩm cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản. 

  •  ‘’Cổ sự ký’’ được Ono Yasumaro viết vào thế kỷ thứ 8, hoàn thành trong vòng 5 năm theo lệnh của Hoàng đế. Cuốn sách bao gồm những câu chuyện về hoàng gia được Ono Yasumaro đã biên soạn lại theo trí nhớ của Hieda No Are.

  • Cổ sự ký (Kojiki) được chia làm 3 quyển:

  • Quyển thượng - gồm cả lời tựa, tập trung vào các vị thần sáng tạo và sự ra đời của nhiều thần khác nhau.

  • Quyển trung -  bắt đầu với câu chuyện về Thiên hoàng Jimmu, Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản và kết thúc ở Thiên hoàng thứ 15, Thiên hoàng Ōjin. Nhiều câu chuyện trong đó chỉ là thần thoại, và các thông tin lịch sử trong đó ít tính thực tế. Chưa rõ lý do vì sao thành tích của các Thiên hoàng từ thứ 2 tới thứ 9 không được ghi lại. Các nghiên cứu gần đây cho rằng những Thiên hoàng này được tạo ra để lùi việc đăng cơ của Jimmu lại năm 660 TCN.

  • Quyển hạ - chép về các Thiên hoàng từ thứ 16 tới thứ 33, không giống như các phần trước, phần này có rất ít đề cập tới các vị thần. Thông tin về các Thiên hoàng từ thứ 24 tới 33 cũng thiếu sót rất nhiều.

Giá trị về tư liệu lịch sử của Kojiki (mà nhà quốc học Motoori Norinaga đọc theo âm kana thành Furukotobumi) không nhiều nhưng nó cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, đó là củng cố quyền lực hoàng gia thị tộc thời bấy giờ. Ngoài ra, “Cổ sự ký” còn có trên một trăm bài ca dao, đã miêu tả sống động được khung cảnh thế giới thời bấy giờ.

 

 

  • 日本書紀 (Nihon Shoki) - Biên niên sử Nhật Bản

  • Đây được coi là tác phẩm có tuổi đời cổ thứ 2 sau “Cố ký sự” (Kojiki)

  • Nihon Shoki do Hoàng thân Toneri biên soạn trong vòng 4 năm theo mệnh lệnh của Thiên hoàng và hoàn thành vào năm 720. 

  • Biên sử gồm 30 cuốn, trong đó chỉ có quyển 1 và 2 nói về thời các thần, 28 quyển sau nói về thời của con người, có chứa ngày tháng năm rõ ràng, cạnh chính văn còn có các loại biệt truyện bên lề.

  • "Nihon Shoki" được biên soạn nhằm thể hiện uy quyền của thiên hoàng đối với Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên, doo đó mà tác phẩm này được viết bằng tiếng Trung Quốc.

  • Đây là cuốn sách đầu tiên trong số sáu cuốn sách lịch sử được viết theo lệnh của hoàng đế được gọi là "Rikkokushi".NihonShoki được xem là tư liệu lịch sử và là một nguồn tài nguyên quý giá không chỉ về lịch sử mà còn về văn học, ngôn ngữ và văn tự cổ đại.

  •  

 

万葉集 (Manyoshu) - Vạn diệp tập

  • Tên của Manyoshu theo nghĩa đen có nghĩa là có rất nhiều bài thơ. 

  • Các tác giả của Manyoshu trải rộng từ tầng lớp quý tộc đến bình dân, từ Thiên hoàng đến thường dân, nhưng khoảng một nửa trong số đó là tác giả là không rõ họ tên. 

  • Manyoshu gồm 20 quyển chứa một số lượng lớn các bài thơ với hơn 4650 bài. 

  • Toàn bộ Vạn diệp tập gồm 20 cuốn với 4496 bài thơ viết bằng chữ Nhật kana hay manyogana, hệ thống ghi âm tiếng Nhật bằng chữ Hán, sử dụng 3 thể thơ truyền thống của Nhật:

  • Tanka (短歌 đoản ca), thể loại thơ với 31 âm tiết trong 5 câu trong theo cú pháp 5+7+5+7+7, chiếm số lượng lớn nhất trong Vạn diệp tập với 4173 bài.

  • Chōka (長歌 trường ca, còn gọi là nagauta), thể loại thơ không giới hạn về số câu, có khi dài đến 150 câu, trong Vạn diệp tập có 262 bài.

  • Sedoka (旋頭歌 toàn/tuyền đầu ca, tức thể thơ lặp lại phần đầu), mỗi bài có 38 âm tiết chia 6 dòng (5+7+7 và 5+7+7), trong Vạn diệp tập có 61 bài.

  • Là một bộ bách khoa thư về văn hóa, con người và đất nước Nhật Bản cổ xưa, Vạn diệp tập bao quát những đề tài hết sức rộng lớn tập trung trong ba mảng chính:

  • Tạp ca (zoka) miêu tả những chuyến ngao du, những bữa tiệc, những truyền thuyết, nói chung là những vấn đề xã hội

  • Tương văn ca (somonka) chủ yếu nói về tình yêu nam nữ

  • Vãn ca (banka) là những bi ca về cái chết.

 

  • 風土記 (Fudoki) - Phong cổ ký:

  •  

 

Loạt sách hầu như viết bằng Hán văn theo giọng văn hành chính lúc đó, là bộ sách được biên tập theo lệnh của Thiên hoàng (thứ 43) Genmei (Nguyên Minh) năm 713, một năm sau khi Kojiki ra đời. Bộ sách này còn được gọi là Ko Fudoki (Cổ phong thổ ký) để phân biệt với các tập Fudoki đời sau. Các địa phương (kuni) phải giải thích kỹ càng về địa danh vùng mình, miêu tả sản vật, địa thế, sao chép các truyện xưa tích cũ hay “cựu văn dị sự” do bô lão kể lại vào đó. Nhờ thế, phong thổ, sinh hoạt của từng địa phương được thu thập trình bày. 

Ngày nay, trong số các Fudoki đó, chỉ còn những tập ký lục địa dư (có giá trị dân tộc học lớn) của năm miền là còn truyền lại nhưng không đầy đủ. Trong đó quan trọng nhất là Izumi no kuni no fudoki (Xuất Vân quốc phong thổ ký). Các sách địa dư này được ghi chép ở địa phương, không qua tay trung ương nên tuy lời văn không sắc sảo nhưng lại ghi chép trung thực tâm tình và lối sống của dân chúng thời bấy giờ.

3.Văn học Nhật Bản thời Heian: (794 - 1192)

1.Bối cảnh lịch sử:

  • Đây là thời đại của các hoàng đế, thân vương quý tộc.

  • Sau khi rời đô về Heian nhằm mục đích củng cố quyền lực của một thể chế chính trị có luật pháp, ngôi vị hoàng đế là thứ được quan tâm đặc biệt. Từ nửa sau thế kỷ 9, dòng tộc Fujiwara - những người tích cực móc nối với quan hệ hoàng gia, thành công nắm toàn bộ quyền nhiếp chính.

  • Cho đến cuối thế kỷ 12, dòng tộc Fujiwara cũng như tầng lớp quý tộc giàu có bắt đầu suy yếu, nhường chỗ cho những người đầy tớ giỏi văn thạo võ mà thời bấy giờ, họ gọi là các samurai.   

  •  

2.Đặc điểm văn học thời Trung cổ:

Đây được coi là thời đại của văn học quý tộc. Thời kỳ đầu Thượng cổ, có thể nói văn hóa Trung Hoa đang chiếm lĩnh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đến năm 894, Nhật Bản bắt đầu bãi bỏ việc cử sứ thần sang Trung Quốc học tập, đồng thời, chữ Kana - loại chữ viết mà người Nhật sáng tạo dần trở nên phổ biến, đã hình thành nền văn hóa dân tộc mang đặc trưng Nhật Bản vô cùng độc đáo. Chính sự ra đời này đã dẫn đến sự nở rộ cho dòng thơ Waka và sự phát triển của văn học tự sự.

Vào giữa thế kỷ 11, dòng tộc Fujiwara cũng như các thân vương quý tộc khác tích cực đưa con gái vào cung để phục vụ Hoàng đế và các hoàng hậu, phi tần. Rất nhiều người trong số đó có thiên phú về văn chương, đã mở ra thời đại văn học “Nữ lưu cung đình” với nhiều tác phẩm mang giá trị cao. 

3. Các tác phẩm văn học Nhật Bản nổi tiếng:

  • 竹取物語 (Taketori Monogatari) - Nàng tiên trong ống tre:

  •  

 

Truyện “Nàng tiên trong ống tre”, hay còn được gọi là truyện kể “Công chúa Kaguya”. Đây là truyện kể Nhật Bản xưa nhất còn sót lại và là một tác phẩm điển hình của thể loại tiền-khoa học giả tưởng. Đặc biệt, nó là một trong những văn tự cổ nhất xem Mặt Trăng là nơi có sự sống và có thể di chuyển qua lại giữa Mặt Trăng và Trái Đất.

Truyện kể rằng, ở nơi sơn cước của nước Nhật cổ xa xăm có lão tiều phu chuyên nghề đốn tre rừng mang ra chợ bán. Một hôm lão tìm thấy một cô bé chỉ nhỏ bằng ngón tay cái trong một búp tre đang phát sáng. Vui mừng, lão đem cô bé về nhà và nuôi nấng như con đẻ, đặt tên cô bé là "Kaguya-hime" (công chúa trong ống tre). Kaguya - hime càng lớn càng xinh đẹp, một vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn. 

Nức tiếng vì xinh đẹp và tài hoa, Kaguya được 5 người đàn ông quý tộc đến cầu hôn. Kaguya yêu cầu họ tìm những sính vật lạ thường làm lễ cưới. Cả 5 người thất bại. 

Sau đó, Thiên hoàng cũng tới cửa cầu hôn, nhưng Kaguya cương quyết từ chối và nói rằng, trần gian không phải quê hương nàng. Tuy nhiên 2 người vẫn giữ liên lạc. 

Một ngày kia, Kaguya phải quay lại cung trăng, nàng gửi cha mẹ nuôi chiếc áo choàng mình mặc và gửi Thiên hoàng thuốc Trường sinh bất tử đính kèm lá thư từ biệt cho Thiên hoàng đưa gửi nhờ quân lính.

Sau khi nhận được, Thiên hoàng sai lính mang lá thư đến đỉnh núi cao nhất đốt đi với hy vọng, tấm lòng mình thấu tới Kaguya nơi xa, đồng thời cũng đốt đi thuốc trường sinh bất tử. Tương truyền, từ bất tử 不死 (fushi) trở thành tên ngọn núi Fuji bây giờ (富士山).

 

  • 源氏物語 (Genji monogatari) - Truyện kể Genji

  •  

 

Truyện được sáng tác vào khoảng những năm 1010 thời Heian, được viết bằng chữ Kana. Truyện kể Genji được chắp bút bởi Murasaki Shikibu, một nữ quan dưới trướng thứ phi Akiko. 

Tác phẩm gồm 54 chương, xoay quanh nhân vật chính là hoàng tử Genji (ở những phần đầu) và Kaoru, người con trai trên danh nghĩa của Genji (ở những phần sau) cùng mối quan hệ của họ với những người phụ nữ. Tuy còn nhiều tranh cãi, tác phẩm này được đánh giá ngang hàng với Đôn Kihôtê của Tây Ban Nha 6 thế kỷ và Hồng Lâu Mộng của Trung Quốc tới 8 thế kỷ.

3.Văn học Nhật Bản thời Trung thế: (1192 - 1603)

1.Bối cảnh lịch sử:

Thời kỳ văn học kéo dài từ khi ra đời Mạc phủ Kamakura đến khi ra đời Mạc phủ Tokugawa. Đây là lúc chuyển giao giữa thời đại quý tộc sang thời đại võ sĩ, ngoài ra các cuộc nội chiến cũng kéo dài liên miên, do đó đây là thời kỳ văn học bị ảnh hưởng nhiều bởi sự bất ổn về chính trị. 

2. Đặc điểm văn học thời Trung thế:

Trong bối cảnh lịch sử đó, con người đã tìm đến Phật giáo như một chỗ dựa tinh thần. Họ bị ảnh hưởng mạnh bởi ý nghĩ về sự “vô thường” - “Vạn vật đều sẽ biến đổi, không có gì tồn tại mãi mãi”. Thêm vào đó, đây cũng là thời kỳ bắt đầu xuất hiện các “ẩn sĩ”. Họ là những người thích sống một mình ở những nơi xa rời trần thế, viết những tác phẩm chính luận dựa trên ý niệm về sự “vô thường”. Tuy nhiên theo thời gian, nền văn học chống đối xã hội đã được các tăng lữ võ sĩ thay thế bằng văn học samurai mạnh mẽ.

3. Các tác phẩm văn học Nhật Bản nổi tiếng: 

  • 平家物語 (Heike monogatari) - Truyện kể Heike: 

  •  

 

Heike Monogatari ra đời trong những năm giữa thế kỉ XIII, cuối thời Heian, đầu thời Kamakura. 

Câu chuyện theo chân Biwa, chứng kiến cuộc đấu tranh giữa gia tộc Taira và Minamoto để giành quyền kiểm soát Nhật Bản vào cuối thế kỷ 12 trong Chiến tranh Genpei. Heike Monogatari đã vô cùng thành công trong việc tái hiện lại bối cảnh lịch sử thời bấy giờ. Từ cách thiết kế trang phục lẫn lối kiến trúc cung cấm, cho đến những cuộc xung đột chính trị giữa các gia tộc, lý tưởng của các nhà cầm quyền hay số phận của kẻ chiếu dưới. Chỉ bằng những con chữ trên trang giấy trắng, tác giả đã thành công đưa người đọc đắm chìm vào bầu không khí của một trong những giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Nhật Bản.

Heike Monogatari đã tái hiện lại quá trình mở đầu, phát triển tới mức hưng thịnh rồi cuối cùng phải lụi tàn của gia tộc Taira lừng lẫy. Sự cai trị độc đoán và tàn bạo; tắm mình trong biển máu của những cuộc thanh trừng phe đối địch; thảm sát, đốt chùa, nhiễu loạn triều chính, dùng thủ đoạn thâu tóm quyền lực… khi còn đang trên đỉnh cao. Để rồi cuối cùng, tất cả những người của tộc Taira đều phải trả giá cho những điều chính họ và bản thân đã gây ra: thất bại thảm hại, bị truy sát sống trong cảnh trốn chui trốn lủi, phải tự tay đốt hết cơ đồ đã dày công xây dựng.

 

  • 新古今和歌集 (Shinkokin wakashu) - Tân cổ kim hòa ca:

  •  

 

“Tân cổ kim hòa ca” (Shinkokin wakashu)  do năm soạn giả Minamoto no Michimoto, Fujiwara no Arie, Fujiwara no Sadaie , Fujiwara No Ietaka, Fujiwara no Masatsun và tăng Jakuren hoàn thành vào năm 1205.

Tháng 11 năm 1201, theo lệnh của Thái thượng hoàng Gotobain, nhóm sáu người các ông Fujiwara Sadaie đã cùng nhau biên soạn Shinkokin wakashu. Chính tay Gotobain đã chọn lọc lại những bài đã được sáu ông đó tuyển lựa và yêu cầu chỉnh sửa theo ý mình. Do đó có thể nói, Gotoba-in đóng vai quan trọng trong quá trình hoàn thành bộ sách này. 

Tập Shinkokin wakashu gồm 20 quyển, có khoảng 2000 bài, trong đó thơ của tăng Saigyô là nhiều hơn cả, sau đó đến thái thượng hoàng Gotoba-in, các soạn giả rồi đến các ca nhân nổi tiếng khác như tăng Jien, Fujiwara no Ryokei , Fujiwara no shunzei , công chúa Shokushi, những thi sĩ tiêu biểu của thời ấy..

Tập thơ chủ yếu viết về phong cảnh bốn mùa, lẽ sống, thiên nhiên cây cỏ hoa lá qua góc nhìn của các tác giả. 

  • 方丈記 (hojouki) - Phương trượng ký:

  •  

 

Tập tùy bút “Phương trượng ký” được sáng tác bởi thi nhân nổi tiếng Nhật Bản Kamo no Chomei, vào thời Kamakura. Tùy bút được viết bằng chữ Hán kết hợp với chữ Kana của người Nhật, và sự kết hợp này cũng chính là chữ viết thông dụng của Nhật Bản hiện nay. 

Những năm cuối đời, Chomei lui về sống ẩn dật tại núi Hino thuộc vùng ngoại ô Kyōto. Tại đây, ông dựng một cái am nhỏ, bốn bề mỗi bề một trượng (chừng 3m) nên mới gọi là phương trượng. Chōmei ẩn cư trong am, quan sát thế sự đương thời và ghi chép lại nên gọi tác phẩm của mình là "phương trượng ký". Đây được mệnh danh là tập tùy bút tiêu biểu cho nền văn học Nhật Bản thời trung cổ, và được tôn xưng là "Nhật Bản tam đại tùy bút" cùng với tập tùy bút Makura-zōshi thời Heian và tập Tsurezure-gusa sau thời đại của Chōmei chừng trăm năm.

4.Văn học Nhật Bản thời Edo: (1603 - 1868)

1. Bối cảnh lịch sử:

Mạc phủ Tokugawa ra đời đã ổn định lại trật tự trong nước và thiết lập một chế độ phong kiến mới. Trong 100 năm đầu thời Cận thế, năng suất nông sản và vàng bạc tăng cao khiến thương mại và công nghiệp và phân phối cũng như hệ thống giao thông phát triển vô cùng lớn mạnh. Tầng lớp thợ buôn trở nên giàu có, đặc biệt là ở Osaka và Kyoto những thợ buôn (Akindo) là người nắm trong tay quyền kiểm soát nền kinh tế. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18 trở đi, sự bất hợp lý và mâu thuẫn của hệ thống Mạc phủ dần dần gây ra sự bất an trong xã hội. Các cải cách thất bại, thiên tai liên tục xảy ra báo hiệu cho sự suy tàn của một thời kỳ thịnh vượng. Sự lo lắng của người dân sẽ tăng lên đi kèm với đó là những hành động chống lại Mạc phủ. Cuối thế kỷ 19, Mạc phủ Tokugawa lừng lẫy một thời rơi vào sụp đổ.

2. Đặc điểm văn học thời Cận thế:

Văn học của tầng lớp thường dân ra đời và phát triển mạnh mẽ, kế thừa và phát huy nét đẹp của dòng văn học dân gian thời Thượng cổ. Đây là thời kỳ văn học lấy con người làm trung tâm thế giới, “không có gì đáng yêu hơn con người”, mang ý thức mạnh mẽ giải phóng con người. Trong giai đoạn này, nghề in cũng ra đời và phát triển lớn mạnh, khởi đầu cho chính sách Văn trị và phổ cập kiến thức cho con người. Nho giáo là tư tưởng chủ đạo trong những tác phẩm văn học thời Mạc phủ Tokugawa.Ngoài ra, đây cũng là lúc người ta bắt đầu vở kịch Kabuki đầu tiên. 

3. Các tác phẩm văn học Nhật Bản nổi tiếng: 

  • Thơ haiku: 

  •  

Đây là một loại thơ truyền thống của Nhật Bản, mỗi bài chỉ có 3 câu, khoảng 17 âm tiết, ngắt nhịp 5 - 7 - 5.

Thơ haiku ra đời vào thế kỷ 17 và phát triển mạnh vào thời kỳ Edo (1603 - 1867). Ban đầu, haiku mang sắc thái trào phúng nhưng theo thời gian dần chuyển sang mang âm hưởng lắng tịnh của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Bashō được coi là người khai sinh ra haiku và sau đó, Yosa Buson cùng Masaoka Shiki đã phát triển thể thơ này thêm hoàn thiện, như chúng ta thấy ngày nay. 

  • 曾根崎心中 (sonezaki shinju)

  •  

 

Vở kịch kabuki “Sonezaki shinju” được chắp bút bởi tác giả Akinari Ueda, hoàn thành vào năm 1776. 

Vở Sonezaki shinju gồm ba màn, được trình diễn suốt một ngày một đêm. Nội dung vở kịch kể về chuyện tình của Tokubei, cháu trai một người chủ tiệm dầu và nàng kỹ nữ mà anh đem lòng yêu mến, Ohatsu. Kết thúc vở kịch chính là cảnh Tokubei và Ohatsu quyết định hy sinh bản thân để giữ tình yêu trọn vẹn, tự tử vì tình. 

 

  • 女殺油の地獄 (Onna Goroshi Abura no Jigoku) 

  •  

 

Vở kịch được chắp bút vào năm 1721, kể về một vụ án giết người có thật tại tỉnh Osaka. Vụ án này đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về các vấn đề tệ nạn xã hội thời bấy giờ. 

  • 雨月物語 (Ugetsu monogatari) 

Đây là một bộ truyện sưu tập chín câu chuyện siêu nhiên của tác giả Ueda Akinari , xuất bản lần đầu vào năm 1776.

Lấy phần lớn từ truyện ma truyền thống của Nhật Bản và Trung Quốc, đây là một trong những bộ truyện nổi tiếng nhất Nhật Bản vào thế kỷ 18.

5. Văn học Nhật Bản Cận đại: (1868 - 1945)

1. Bối cảnh lịch sử:

1867 - 1912: Thời kỳ Nhật Bản xác lập quyền dân tộc và lập ra chính phủ Minh trị. Dưới khẩu hiệu văn minh, bình đẳng, dân giàu nước mạnh, nhà nước đã đẩy mạnh việc thúc đẩy các chính sách phương Tây hóa. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này là vẫn chưa giải quyết được các vấn đề nghèo đói hay nạn mù chữ, khiến cho các phong trào chống chính quyền ngày càng nở rộ.

1912 - 1925: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, làn sóng phương Tây bắt đầu tràn vào Nhật Bản. Chủ nghĩa dân chủ cũng ngày một lan rộng tại đây trong bối cảnh cuộc đại suy thoái đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Những quan niệm đạo đức và phong tục tập quán thời phong kiến dần bị thay thế bằng chủ nghĩa tự do cá nhân. Ở các khu đô thị lớn, người ta thấy hàng loạt các cô cậu thanh niên trẻ khoác trên mình những bộ quần áo phương tây thời thượng, tóc ngắn kiểu cách.Tuy nhiên, trận động đất lớn xảy ra năm 1923 tại vùng Kanto đã khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào khủng hoảng trầm trọng và gây ra tình trạng bất ổn trong xã hội.

(1925-1945)Đây là thời kỳ bắt đầu của những biến động chính trị trên thế giới dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trong tình hình xã hội bất ổn, đời sống của người lao động cũng ngày một vất vả hơn. Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn công nhân lao động - tư sản. Hơn nữa, ở 1 quốc gia mà quân đội nắm thế chủ động, dưới chủ nghĩa quân phiệt, NB đã đem quân đi xâm lược các nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Những tác phẩm văn học đều được quân đội quản lý nghiêm ngặt, nhà văn, nhà thơ đều bị đặt dưới sự kiểm soát gắt gao của quân đội. Tất cả tư tưởng văn học trái với CN quân phiệt đều bị cấm, bất kỳ ai vi phạm đều bị trừng phạt nặng. Quốc sách Nhật Bản thời bấy giờ đều là những tác phẩm ủng hộ chiến tranh. Một chủ nghĩa sẽ được phân tách ra nhiều trường phái khác nhau. 

2.Đặc điểm văn học thời Cận đại:

Do ảnh hưởng của chính sách Minh trị và sự phổ biến của phương tiện truyền thông, các tác giả đều nhận được sự phổ cập giáo dục cơ bản. Điều này khiến cho các tác phẩm văn học thời cận đại mang đậm tính cá nhân, chủ đề chính là đi tìm bản ngã của chính mình.

3. Các tác phẩm văn học Nhật Bản nổi tiếng: 

  • 舞姫 (Maihime) 

Câu chuyện được viết theo dạng hồi ký, kể về mối tình ngang trái giữa một vũ nữ người Đức, Elise và Toyotarō Ōta, một sinh viên trao đổi Nhật Bản. 

Cuối thế kỷ 19, Ota nhận được học bổng chính phủ sang Đức. Tại đây, Ota vô tình gặp được Elise, nữ vũ công xinh đẹp và vô cùng thu hút. Không mất quá nhiều thời gian để hai người xác định mối quan hệ và ở bên nhau, trải qua những ngày tháng ngọt ngào như một đôi vợ chồng thực sự. Trớ trêu thay, chính mối tình này lại là hòn đá cản đường Ota đến với thành công. Cuối cùng, chàng sinh viên Nhật Bản đã quyết định lựa chọn sự nghiệp thay vì tình yêu, bỏ lại Elise, người đang mang thai đứa con của anh trong đau đớn và tuyệt vọng. 

 

  • 走れメロス (Hashire merosu) 

Sẽ là thiếu sót nếu khi viết về văn học Cận đại mà không nhắc tới Dazai Osamu. Dazai Osamu (1909 – 1948) tên thật là Tsushima Shuji, xuất thân từ một gia đình địa chủ đông con, có cha là chính trị gia. Ông từng bị gia đình từ bỏ, tự tử nhiều lần dù bất thành. Các tác phẩm của Dazai cũng nhuốm màu bi quan và ảm đạm như chính cuộc đời ông

Hashire merosu đề cao lòng tin và tình bạn vững bền giữa hai người bạn Melos và Seli. Cớ sự xảy ra khi Seli bị phán phải chết thay cho Melos nếu Melos không quay về đúng hẹn với đức vua. Thế là, cuộc hành trình chạy đua với thời gian của Melos bắt đầu.

 

  • 坊ちゃん (Bocchan)

  •  

 

Một bộ truyện vô cùng nổi tiếng của tác gia Natsume Soseki.

Từ nhỏ, Botchan đã là một cậu bé liều lĩnh, hành động đi trước lời nói nên toàn làm những việc có hại cho bản thân. Mọi người xung quanh, kể cả cha mẹ cậu đều cho rằng nuôi cậu chỉ tổ tốn gạo, ngoại trừ bà hầu gái Kiyo - người luôn hết mực cưng chiều và yêu quý cậu. Chính bà cũng là người đặt biệt danh "Botchan" (cậu ấm) cho cậu. Sau ngày mẹ rồi đến cha lần lượt qua đời, bằng món tiền thừa kế, Botchan hoàn thành sau việc học đại học của mình và bắt đầu công việc dạy toán tại một trường nam sinh ở Matsuyama, một nơi cách xa quê hương Edo (Tokyo ngày nay) của cậu. Mâu thuẫn bắt đầu từ việc Botchan cảm thấy xa lạ với cung cách ứng xử ở vùng quê (nếu không trả tiền thêm ở nhà trọ thì sẽ không được đối đãi tốt chẳng hạn), phải đương đầu với lũ học sinh quậy phá trong trường, sự đạo đức giả của Áo Đỏ và Hề Trống..

Đây được coi là tác phẩm kinh điển của văn học thời Cận đại, nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà cả trên toàn cầu.

6. Văn học Nhật Bản Hiện đại: (1945 - nay) 

1. Bối cảnh lịch sử:

Sau chiến tranh, một làn sóng Hoa Kỳ mạnh mẽ bắt đầu tràn vào Nhật Bản, những vấn đề như chủ quyền hay bình đẳng giới vô cùng được quan tâm. Sau khi hồi phục kinh tế, Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh mẽ và vươn mình trở thành con rồng Châu Á. Tuy nhiên, sự tăng trưởng vượt bậc đó cũng gây ra nhiều vấn đề lớn như khoảng cách giàu nghèo, vấn đề chính trị, chủ quyền,... 

2. Đặc điểm văn học thời Hiện đại:

Đi cùng với thời đại, các tác phẩm văn học liên tục thay đổi, không chỉ là tiếng nói của cá nhân tác giả, một nhóm tác giả mà còn là sự phản ánh về các vấn đề xã hội đương thời.


Bài viết đến đây là kết thúc! Mong rằng Sách 100 đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích!


Bình luận

Hierceity lúc Thg 10 16 23 at 09:32SA

c Summary of VRCC current densities in isotonic and hypotonic solutions, recorded at 80 mV and 80 mV does propecia work NSVT as a Predictor of Total Mortality

incepsy lúc Thg 3 22 23 at 06:14CH

For some of us, CFS gets worse for days weeks after flu shot cheapest place to buy cialis There are what oral diabetic medication is prescribed with tresiba some people who are more powerful than Zhao Gang over the years

Để lại bình luận

Để lại bình luận