Phân biệt các cặp chữ Kanji giống nhau – Sách 100

Phân biệt các cặp chữ Kanji giống nhau

Ngày đăng: 02/06/2020 - Người đăng: Tạ Ngọc Trâm

PHÂN BIỆT CÁC CẶP KANJI GIỐNG NHAU




Khó khăn khi học Kanji không chỉ ở việc học các chữ Hán nhiều nét, khó nhớ, mà còn ở việc phân biệt các chữ nhìn gần giống nhau, chỉ khác nhau một bộ thủ, hoặc hơn kém nhau một nét nhỏ. Mà khi dùng sai sẽ làm biến đổi hoàn toàn ý nghĩa của từ, câu. 


Trong bài viết dưới đây, Sách tiếng Nhật 100 chia sẻ tới các bạn 30 cặp chữ Kanji dễ gây nhầm lẫn nhất.


MỤC LỤC:


1. Thủy 水 và Băng 氷16. Đại 大 và Khuyển 犬
2. Vĩnh 永 và Vịnh 泳17. Hữu 友 và Phản 反
3. Thiên 千 và Can 干18. Bạch 白 và Tự 自
4. Thổ 土 và Sĩ 士19. Bỉ/Tỷ 比 và Bắc 北
5. Vị 未 và Mạt 末20. Điểu 鳥 và Ô 烏
6. Tỉnh 井 và Đảm 丼21. Dạ 夜 và Dịch 液
7. Ngưu 牛 và Ngọ 午22. Tri 知 và Hòa 和
8. Thạch 石 và Hữu 右23. Cảm 感 và Hoặc 惑
9. Phương 方 và Vạn 万24. Khảo 考 và Lão 老
10. Nhân 人  và Nhập 入25. Phái 派 và Mạch 脈
11. Lực 力 và Đao 刀26. Vi 違 và Vĩ 偉
12. Thủ 手 và Mao 毛27. Trọng 重 và Lượng 量
13. Danh 名 và Các 各28. Ái 愛 và Thụ 受
14. Mộc 木 và Bản/Bổn 本29. Noãn 暖 và Viện 援
15. Vương 王 và Ngọc 玉30. Khoán (券) và Quyển (巻)





1. Thủy 水 và Băng 氷


Chữ Băng (氷) có một nét phẩy ở bộ bên trái, còn chữ Thủy (水) thì không có.




2. Vĩnh 永 và Vịnh 泳


Chữ Vịnh (泳) có nghĩa là bơi lội, liên quan đến nước nên có thêm bộ chấm thủy (氵) ở bên trái, còn chữ Vĩnh (永) thì không có




3. Thiên 千 và Can 干


Khác nhau ở nét trên cùng, chữ Thiên (千) thì chếch lên phía trên bên phải, còn chữ Can (干) thì nằm ngang.



>>> Cách học Kanji cho người mới bắt đầu.



4. Thổ 土 và Sĩ 士


Chữ Sĩ (士) có nét thứ nhất (nét ngang phía trên) dài hơn nét thứ 3 (nét ngang phía dưới), trong khi chữ Thổ (土) có nét thứ nhất (nét ngang phía trên) ngắn hơn nét thứ 3 (nét ngang phía dưới).




5. Vị 未 và Mạt 末


Chữ Vị (未) có nét ngang bên trên ngắn hơn nét ngang bên dưới trong khi chữ Mạt (末) thì có nét bên trên dài hơn nét bên dưới.





6. Tỉnh 井 và Đảm 丼


Chữ Tỉnh (井) có 4 nét, chữ Đảm (丼) có thêm nét 丶 (bộ Chủ, nét phẩy) ở giữa.




7. Ngưu 牛 và Ngọ 午


Chữ Ngưu (牛) có nét lên trên còn chữ Ngọ (午) không có. 





8. Thạch 石 và Hữu 右


Chữ Hữu (右) có nét lên trên, còn chữ Thạch (石) không có.





9. Phương 方 và Vạn 万


Chữ Phương (方) có nét phẩy bên trên, còn chữ Vạn (万) không có.

 




10. Nhân 人  và Nhập 入


Chữ Nhập (入) thì nét bên phải chếch sang bên trái và viết nét bên trái dựa vào nét đó. Còn chữ Nhân (人) thì viết nét bên trái trước và nét bên phải sau.





11. Lực 力 và Đao 刀


Chữ Lực (力) viết giống chữ 力 cứng, có nét kéo dài lên trên, chữ Đao (刀) không có.





12. Thủ 手 và Mao 毛


Chữ Mao (毛) có ba nét đều chếch lên phía tay phải và có nét móc ngoặc sang bên phải ở dưới. Còn chữ Thủ (手) thì chỉ có nét đầu tiên chếch lên tay phải và nét ngoặc nhỏ ở dưới.




13. Danh 名 và Các 各


Chữ Danh (名) không có nét bên dưới kéo sang bên phải như chữ Các (各)





14. Mộc 木 và Bản/Bổn 本


Chữ Bản/Bổn (本) có nét gạch ở dưới còn chữ Mộc (木) thì không có.






15. Vương 王 và Ngọc 玉


Chữ Ngọc (玉) có một nét phẩy 丶(bộ Chủ) bên trong còn chữ Vương (王) không có.





16. Đại 大 và Khuyển 犬


Chữ Khuyển (犬) có một nét phẩy 丶(bộ Chủ) bên trên còn chữ Đại (大) không có.




>>> Xem thêm: Tuyển tập sách học Kanji tốt nhất cho từng cấp độ.



17. Hữu 友 và Phản 反


Chữ Hữu (友) có nét bên trên vươn ra còn chữ Phản (反) có bộ Hán (厂).





18. Bạch 白 và Tự 自


Chữ Bạch (白) có 1 nét ngang bên trong, còn chữ Tự (自) có 2 nét.




19. Bỉ/Tỷ 比 và Bắc 北


Chữ Bỉ/Tỷ (比) có bộ bên trái hướng về bên phải, còn chữ Bắc (北) có bộ bên trái hướng về bên trái.




20. Điểu 鳥 và Ô 烏


Chữ Điểu (鳥) nhiều hơn chữ Ô (烏) 1 nét gạch ngang.




21. Dạ 夜 và Dịch 液


Chữ Dịch (液) nghĩa là chất lỏng, nên có thêm bộ chấm thủy.





22. Tri 知 và Hòa 和


Bên trái chữ Tri (知) là bộ Thỉ (矢), còn bên trái chữ Hòa (和) là bộ Hòa (禾).




23. Cảm 感 và Hoặc 惑


Bên trên chữ Cảm (感) là bộ Hàm (咸), bên trên chữ Hoặc (惑) là bộ Hoặc (或).




24. Khảo 考 và Lão 老


Bộ bên dưới chữ Khảo (考) nhìn giống số 5, còn bộ bên dưới chữ Lão (老)là bộ Chủy (匕), nhìn giống cái thìa.




25. Phái 派 và Mạch 脈


Bên trái chữ Phái (派) là bộ chấm thủy (氵), còn bên trái chữ Mạch là bộ Nguyệt (月).




26. Vi 違 và Vĩ 偉


Bên trái chữ Vi (違) là bộ Sước (辶), còn bên phải chữ Vĩ (偉) là bộ Nhân đứng (亻).




27. Trọng 重 và Lượng 量


Hai chữ này giống nhau bộ Lí (里) ở dưới, khác nhau bên trên chữ Trọng (重) là chữ Thiên (千), bên trên chữ Lượng (量) là chữ Đán (旦).




28. Ái 愛 và Thụ 受


Chữ Ái (愛) có bộ Tâm (心) ở giữa, còn chữ Thụ (受) không có.




29. Noãn 暖 và Viện 援


Bên trái chữ Noãn (暖) là bộ Nhật (日), bên trái chữ Viện (援) là bộ Thủ (扌)




30. Khoán (券) và Quyển (巻)


Bên dưới chữ Khoán (券) là bộ Đao (刀), bên dưới chữ Quyển (巻) là bộ kỷ (己).




Trên đây là 30 cặp chữ Kanji thường bị nhầm lẫn nhất trong trình độ Sơ - Trung cấp.


Để học tốt Kanji và ít nhầm lẫn, các bạn nên có cách học đúng đắn từ đầu, đó là chia ra học các chữ Kanji theo bộ, các chữ gần giống nhau. Sách 100 gợi ý đến bạn những cuốn giáo trình dạy Kanji chia theo bộ, học những chữ gần giống nhau trong một bài.


A/ Kanji master (đầy đủ 5 cuốn N5-N1)




B/ Sổ tay tổng hợp Kanji từ N5 đến N1 độc quyền của Sách 100







Hi vọng với những chia sẻ trên đây, các độc giả của Sách tiếng Nhật 100 sẽ không còn bị nhầm lẫn các chữ Kanji nhìn gần giống nhau nữa.



Chúc các bạn thành công trên con đường Nhật ngữ!


🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT" 

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> Những cuốn sách nhất định phải biết khi học tiếng Nhật

>>> Những phương pháp học KAIWA tiếng Nhật cần phải biết


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)






5

(3 đánh giá)

Để lại bình luận