Văn hóa trà đạo của Nhật bản có gì hấp dẫn? Học cách ứng xử và tiếp đãi khách sao cho đúng!
Một buổi trà đạo là nơi bạn có thể tĩnh tâm lại để thưởng thức mùi vị và hương thơm của trà. Sức hấp dẫn ấy không chỉ thu hút người Nhật mà còn hấp dẫn cả những vị khách nước ngoài. Trà đạo thu hút như vậy có lẽ không phải chỉ dừng ở việc thưởng trà mà còn nằm ở những yếu tố mang đậm nét Nhật như: tinh thần hiếu khách, nét đẹp của những dụng cụ pha trà hay cách ứng xử truyền thống. Tuy vậy, phải chăng cũng có nhiều người cho rằng “ Trà đạo rất khó”? Vậy thì trong bài viết này Sách 100 sẽ giới thiệu đến các bạn lịch sử và cách ứng xử trong trà đạo, tinh thần hiếu khách được truyền lại từ bậc thầy trà đạo Sen no Rikyu.
Mục lục
- Trà đạo-đại diện cho văn hóa Nhật bản là gì?
- Lịch sử trà đạo
- Nghi lễ trong trà đạo
- Cách ngồi trong phòng trà
- Người pha trà/người thưởng trà
- Cách tiếp đãi bánh kẹo
- Học tinh thần hiếu khách trong trà đạo
- Những điểm cần chú ý khi thể hiện tinh thần hiếu khách trong trà đạo
- Tổng kết
1.Trà đạo-đại diện cho văn hóa Nhật bản là gì?
Trà đạo là một hành động tiếp đãi khách bằng cách pha trà và thể hiện lễ nghi truyền thống. Trà được pha bằng cách cho trà dạng bột và nước nóng vào một cái chén, dùng thanh khuấy trà được làm từ tre để khuấy đều. Tất nhiên không phải cứ như vậy mà uống trà, người pha trà còn thể hiện trước mặt khách tất cả những yếu tố truyền thống như lễ nghi thể hiện lòng hiếu khách, không gian thưởng trà như vườn hay phòng trà, những dụng cụ pha trà nghệ thuật, bánh kẹo hay bữa ăn nhẹ trước khi thưởng trà để có thể mang lại sự hứng thú đặc biệt ngay cả trong văn hóa Nhật bản.
2.Lịch sử của trà đạo
Trà bắt đầu phổ biến rộng rãi dưới thời Kumakura do nhà sư Eisai mang về Nhật bản từ nhà Tống Trung Quốc. Vào thời Muromachi nhà sư Murata Juko đã mang tinh thần Thiền đạo vào trong trà đạo, bắt đầu bằng một phòng trà nhỏ và cùng bầu không khí tĩnh lặng đậm chất “Wabicha”.
3.Lễ nghi trong trà đạo
Trà đạo khó phải chăng là do “lễ nghi” ? Quả thật trà đạo có rất nhiều quy tắc thế nhưng nếu nắm vững và quen với nó thì khó đến mấy cũng không thành vấn đề. Sau đây mình sẽ giải thích về cách ngồi trong phòng trà, cách pha trà, cách uống trà, cách tiếp đãi bánh ngọt thưởng trà.
4.Cách ngồi trong phòng trà
Trước hết vị trí khách ngồi gần chủ tiệc trà sẽ là vị trí ngồi của khách quý sau đó đến khách thứ 2, thứ 3 và vị khách cuối cùng.
Khách quý là người giao lưu với chủ tiệc và là người tiến hành tiệc trà. Vị trí cuối thường là người hỗ trợ tiệc trà như thu dọn các dụng cụ sau buổi tiệc. Vị trí nào cũng rất quan trọng nên việc có kinh nghiệm phong phú về trà và kiến thức rộng rãi là rất quan trọng. Vì vậy 2 người ngồi ở vị trí khách quý và khách hỗ trợ đều nhận được chủ tiệc trà đề cử từ trước đó. Những người không quen với những buổi tiệc trà sẽ ngồi ở vị trí giữa ngoài 2 vị trí đầu và cuối.
5.Người pha trà.Người thưởng trà
Người pha trà
Ở khâu chuẩn bị trà là thứ không thể thiếu nên hãy để sẵn ra bình đựng. Nước đun sôi để ở mức 80 độ.
Dùng muỗng lấy 1~2g trà cho vào trong chén dùng gáo nhỏ để lấy nước 60~70 độ cho vào trong chén đã đựng trà. Dùng một tay để đỡ chén tay còn lại khuấy đều trà.
Người thưởng trà
Đầu tiên dùng tay phải đỡ chén rồi đặt ở chính diện. Sau đó chào chủ trà bằng lễ nghi rồi dùng tay đỡ chén. Đối với những chén có hoa văn, để tránh khi đưa lên miệng đụng phải hoa văn đó người uống sẽ dùng tay trái đỡ chén rồi quay 2 vòng theo chiều kim đồng hồ. Thưởng trà được chia ra 3~4 lần để uống, cuối cùng tạo tiếng ồn và ngậm trà như một tín hiệu để kết thúc việc thưởng trà Dùng khăn tay để lau miệng và dùng khăn giấy để lau tay sau khi kết thúc việc thưởng trà. Cuối cùng dùng tay trái để xoay chén 2 lần ngược chiều kim đồng hồ rồi đặt lại chính diện vị trí được đưa trà trước đó. Hôm nay mình giới thiệu trường phái Urasenke, tuy nhiên tùy theo trường phái mà có sự khác biệt về cách thưởng trà.
6.Cách tiếp đãi bánh kẹo
Để tăng hương vị cho buổi thưởng trà đừng quên tiếp đãi bánh kẹo trước khi thưởng trà. Khi được chủ tiệc mời bánh kẹo hãy thực hiện Ojigi và lấy một phần kẹo cho vào khăn của mình. Sau đó nói lời cảm ơn với chủ tiệc rồi ăn. Lấy bánh kẹo từ khăn ra lòng bàn tay dùng tăm để chia nhỏ nếu miếng bánh to, trong trường hợp là bánh bao hãy chia nhỏ để ăn, hãy cố gắng ăn xong trước khi trà được mang ra. Đừng quên chuẩn bị trước khăn giấy hay cây tăm như Kuromoji để tiện sử dụng.
7.Học tinh thần hiếu khách trong trà đạo
"Tinh thần hiếu khách" ngày càng trở nên phổ biến, thế nhưng trong trà đạo, những lời dạy của người đặt nền móng trong trà đạo Sen no Rikyu được thể hiện mạnh mẽ.
Tinh thần hiếu khách trong trà đạo ( Sen no Rikyu )
Mình sẽ giới thiệu đến các bạn 7 nguyên tắc thể hiện tinh thần hiếu khách trong trà đạo được Sen no Rikyu chỉ dạy
1.Trà ngon cũng giống như bộ quần áo đẹp (nghĩ đến tình hình và cảm xúc của khách)
2.Dùng than củi để đun sôi nước (cần chuẩn bị một cách cẩn thận)
3.Mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông (lòng hiếu khách được thể hiện thông qua việc sử dụng các dụng cụ pha trà và đồ ngọt để người đối diện cảm thấy thoải mái)
4. Sống như thể bông hoa trên cánh đồng (thể hiện bản chất bằng cách tận dụng vẻ đẹp và sức sống ban đầu của bông hoa)
5. Đặt thời hạn sớm (làm mọi thứ bằng cả trái tim mà không bỏ qua việc chuẩn bị)
6.Dù trời không mưa cũng sẽ chuẩn bị để ứng phó (chuẩn bị cho khách để có thể linh hoạt ứng phó bất cứ lúc nào)
7. Hãy quan tâm đến khách của bạn (chủ tiệc trà và khách cùng tôn trọng nhau và quan tâm đến nhau)
Có thể nói bản chất của tinh thần hiếu khách chính là quan tâm đến đối phương, lo lắng cho đối phương ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất và cố gắng làm mọi thứ có thể.
8.Những điểm cần chú ý khi thể hiện tinh thần hiếu khách trong trà đạo
"Ichigo Ichie" thể hiện kiến thức về trà đạo, "Coi tiệc trà là cơ hội chỉ có một lần trong đời, cố gắng hết sức vì lòng hiếu khách và trân trọng những khoảnh khắc này."Lòng hiếu khách chính là tạo ra một không gian nơi mà khách có thể thoải mái tận hưởng bằng cách chú ý đến các chi tiết như trang trí hoa theo mùa và tạo hương thơm bằng tinh dầu hay hương. Nếu căng thẳng, bạn sẽ không thể thưởng thức hương vị của trà, vì vậy điều quan trọng là phải tổ chức một cuộc trò chuyện thích hợp và tổ chức một cuộc gặp gỡ hòa nhã.Thời gian phục vụ trà không phải ngay sau khi khách hàng ngồi xuống mà là khi khách hàng nghỉ ngơi và tĩnh tâm.
Để tận hưởng thời gian thư giãn, cần phải chăm sóc khách đến từng chi tiết nhỏ nhặt để không làm mất hứng. Ngoài ra, thưởng trà không chỉ là thưởng thức hương thơm, vị của trà mà còn là thưởng thức vẻ đẹp của các dụng cụ pha trà. Để có thể thưởng thức trọn vẹn chén trà hãy đưa tay cầm của chén trà ra chính diện khách.
9.Tổng kết
Trà đạo Nhật Bản được kế thừa và tiếp tục phát triển kể từ thời Muromachi, ngày nay đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Sự thu hút của trà đạo phải chăng nằm ở chỗ không chỉ là hương vị của trà, mà còn là linh hồn của Thiền đạo, nơi bạn có thể thưởng thức “wabi-sabi” trong một phòng trà đơn giản, và "tấm lòng hiếu khách nghĩ đến khách và làm mọi việc có thể" mà Sen no Rikyu đã truyền dạy? Khi nhắc đến tiệc trà, thoạt đầu có thể bạn sẽ thấy ngại ngùng, nhưng trước tiên bạn nên tự pha trà ở nhà và tự thưởng trà mà mình yêu thích. Vậy thì tại sao bạn không chuẩn bị hoa, trà, bánh kẹo theo mùa và dành thời gian thư giãn?
Sách 100 chúc các bạn học tốt tiếng Nhật!