Chính phủ Nhật Bản ngừng nhận visa DU HỌC SINH Việt Nam từ 2019 – Sách 100

CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN: 2019 NGỪNG TIẾP NHẬN VISA DU HỌC SINH VIỆT?

Ngày đăng: 18/05/2019 - Người đăng: Nguyễn Ly

Ngày nay, du học đang trở thành một "xu hướng" với các bạn trẻ đam mê khám phá và trải nghiệm với cuộc sống ở nước ngoài. Và Nhật Bản là một điểm đến lý tưởng nhất. Tuy nhiên, mặt trái của hiện trạng du học sinh sang Nhật trở nên nghiêm trọng khi tỉ lệ phạm tội của những đối tượng trên đang ngày càng gia tăng. Hậu quả chính là:


Bắt đầu từ 1/4/2019, Việt Nam là một trong năm nước nằm trong danh sách các nước bị xét tư cách lưu trú nghiêm ngặt.



Trong ngày 29/3/2019, nhiều đơn vị tư vấn du học của Việt Nam đã bị Cục lưu trú Nhật Bản từ chối cấp lưu trú. Nguyên nhân bị từ chối cấp lưu trú có thể là một trong các nguyên nhân sau:


1. Trường bảo lãnh cho du học sinh có uy tín thấp Những trường đại học tại Nhật có số học sinh bỏ học, phạm tội, cư trú bất hợp pháp trên 10 người sẽ bị xét duyệt nghiêm ngặt, nếu có quá 40 học sinh bỏ trốn sẽ bị tước quyền bảo lãnh.

Những trường đại học tại Nhật bị phát hiện bao che cho học sinh làm quá giờ, kê khai không trung thực số giờ lên lớp của du học sinh sẽ bị đưa vào sổ đen.


2. Đơn vị tư vấn du học tại Việt Nam nằm trong danh sách đen của Cục lưu trú Nhật Bản:

Những Đơn vị tư vấn du học tại Việt Nam có số học sinh đưa sang bỏ trốn nhiều thì hồ sơ của du học sinh sau này đưa sang cũng bị xét duyệt gắt gao. Do Đơn vị tư vấn du học đó nằm trong danh sách đen của Cục lưu trú Nhật Bản, nhiều đơn vị tư vấn đã bị Cục lưu trú Tokyo loại 100% hồ sơ trong năm 2019.

Những Đơn vị tư vấn du học bị phát hiện gian dối hồ sơ, làm giả tài liệu cũng bị đưa vào danh sách đen của Cục lưu trú Nhật Bản.


3. Hồ sơ của du học sinh không hoàn hảo Hồ sơ của du học sinh không đầy đủ, nội dung không thống nhất giữa các tài liệu, dịch thuật hồ sơ không chính xác, văn phong, câu chữ trong hồ sơ dịch thuật “ngây ngô, không theo cấu trúc và câu chữ trong soạn thảo văn bản tiếng Nhật Bản”, nguyên nhân khiến hồ sơ bị loại.


4. Hồ sơ của du học sinh không đủ điều kiện để đi du học:

Học sinh có học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, số ngày nghỉ học ghi trong học bạ nhiều hơn 15 ngày trong 3 năm học PTTH (cấp 3), học sinh đã đi Tu nghiệp sinh (thực tập sinh) nhưng bỏ về giữa chừng, tu nghiệp sinh (thực tập sinh) về nước chưa được 1 năm, học sinh đã tốt nghiệp các trường PTTH, Cao đẳng, Đại học và ngừng việc học cách đây trên 3 năm, học sinh quá 30 tuổi… đều dễ dàng bị từ chối cấp lưu trú.


5. Khi Cục lưu trú Nhật Bản gọi điện về:

Học sinh và người bảo lãnh không trả lời, hoặc trả lời không được, hoặc trả lời không thống nhất với hồ sơ đã nộp cho Cục lưu trú Nhật Bản thì sẽ dễ dàng bị từ chối cấp lưu trú.


6. Xuất thân của Du học sinh:

Du học sinh xuất thân từ những địa phương có nhiều người đang phạm tội hoặc đang cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản sẽ gặp khó khăn khi xét cấp lưu trú Kể từ năm 2019 trở đi du học sinh Việt có thể rất khó sang Nhật Bản Học tập. Vì sao vậy? Vì đây là hậu quả của các bạn đi trước. Bộ tư pháp Nhật Bản trong năm 2019 sẽ đóng 50% trường dạy tiếng Nhật Bản và sẽ làm chặt hồ sơ của du học sinh Việt như…


“Cửa đi Du học Nhật Bản 2018 đang đóng lại với người Việt – Do đâu?”


Gần đây cục điều tra sự cố của Nhật Bản đã chính thức thống kê 2 năm gần đây tình trạng trộm cắp trên cả nước Nhật Bản đã tăng vọt, dẫn đầu là các du học sinh Việt và một số nước khác.


Đi du học Nhật Bản đối với đa số người Việt chỉ là một hình thức sang Nhật Bản vừa đi làm vừa đi học, có nhiều người sang Nhật Bản đi làm là chính. Thực tế hiện nay chi phí để đi được quanh 200 triệu, tùy theo trường, tùy khu vực.


Thứ nhất, Học sinh, sinh viên có thể lựa chọn khóa học phù hợp với điều kiện và khả năng của mình từ một trong hai năm (học tiếng Nhật Bản, học nghề, học đại học …). Cùng với việc học, du học sinh được phép đi làm thêm 28 giờ trong tuần với mức lương từ 20000 – 40200 Yên một lần. Nhưng hầu hết du học sinh Việt đều làm quá 28h/tuần, điều này có nghĩa đã vi phạm luật của Nhật Bản, mà người Nhật Bản thì không muốn như vậy.


Hầu hết du học sinh Việt đều làm quá 28h/tuần


Thứ hai, Trong các ngày nghỉ, kỳ nghỉ lễ, Tết, học viên được phép làm thêm tới 40 giờ /tuần, với số giờ làm này thì thu nhập khoảng gần 40 triệu đồng. Với số giờ làm thêm này sẽ giúp đủ để chi trả tiền ăn ở và đóng học phí ngoài ra còn có thể tiết kiệm gửi về cho gia đình.


Khi tốt nghiệp các sinh viên có thể ở lại Nhật Bản làm việc hoặc có thể học cao hơn nếu có nhu cầu. Thời gian ở Nhật Bản không bị giới hạn. Nếu đi làm tại Nhật Bản và đóng thuế từ 5 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội được cấp visa vĩnh trú và ở tại Nhật Bản, không bị bắt buộc phải trở về nước.


Với 2 yếu tố trên đã thu hút được rất nhiều người tìm đủ mọi cách để sang Nhật Bản du học. Và từ đây dẫn tới có rất nhiều người sang du học nhưng chỉ chú tâm vào làm việc và dẫn tới các hệ lụy khác, như: thường xu xảy ra các vụ trộm, cướp trong các lễ, tết, dịp hè… Điều này làm cho chính phủ Nhật Bản bắt buộc phải thắt chặt đối với người Việt đang làm việc và học tập tại Nhật Bản.

 Cuối cùng để tăng tỷ lệ được chấp thuận visa các bạn nên chau dồi thêm vốn tiếng Nhật của mình để có thể thông qua được hết các câu hỏi từ phía đại sứ quán. Sách 100 luôn hỗ trợ các bạn các loại sách học tiếng Nhật hiệu quả nhất với giá thành rẻ và chất lượng tốt các bạn có thể tham khảo thêm tại : Đây


Để lại bình luận

Để lại bình luận