DU LỊCH TỰ TÚC NHẬT BẢN TIẾT KIỆM VÀ CÁCH XIN VISA – Sách 100

DU LỊCH TỰ TÚC NHẬT BẢN TIẾT KIỆM VÀ CÁCH XIN VISA

Ngày đăng: 23/05/2019 - Người đăng: Nguyễn Ly


TẤT TẦN TẬT VỀ DU LỊCH TỰ TÚC NHẬT BẢN TIẾT KIỆM - CÁCH XIN VISA KHÔNG CẦN THƯ MỜI


Nhật Bản đang là một điểm đến quá tuyệt vời nếu bạn muốn có một chuyến du lịch trong mơ và đáng nhớ nhất cuộc đời của mình. Đặc biệt, với các bạn trẻ muốn có trải nghiệm "độc hành" đi khám phá "xứ sở hoa anh đào" thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin từ A đến Z về du lịch tự túc Nhật Bản, kèm theo những kinh nghiệm thực tế để bạn có một chuyến du lịch trọn vẹn nhất!



1. XIN VISA

1.1. Xin VISA có khó không?


Là một câu hỏi thường gặp nhất của bất kì ai trước khi đến khám phá đất nước Nhật Bản. Để du lịch TỰ TÚC, bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng thủ tục xin visa và có thể tiết kiệm hàng triệu đồng khi không cần xin visa qua các công ty du lịch.



1.2. Cần loại VISA nào?

3 nhóm VISA chính để sang Nhật: Visa lao động, Visa phổ thông, Visa cho người thân. Tùy vào mục đích sang Nhật chúng ta cần xin loại Visa khác nhau. Nếu đi du lịch, chúng ra cần xin VISA PHỔ THÔNG.


1.3. Chuẩn bị giấy tờ và chứng minh tài chính:


a) Chuẩn bị hồ sơ xin Visa, du khách nộp hồ sơ xin thị thực du lịch tự túc Nhật tại Đại sứ quán Nhật Bản.


Khi đạt thị thực bạn sẽ trả phí 610.000 đồng. Nếu trượt visa, Đại sứ quán sẽ chỉ trả lại hộ chiếu và không thông báo lý do. Visa bạn nhận được sẽ có hiệu lực 3 tháng kể từ ngày cấp.

- Hộ chiếu (còn hiệu lực trên 6 tháng): Hộ chiếu bao gồm bản gốc và một bản photo. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị:


+ 2 ảnh thẻ 4×6, NỀN TRẮNG, chụp trong trong vòng 6 tháng gần nhất.

+ Tờ khai xin visa theo mẫu của ĐSQ, được dán sẵn ảnh thẻ 4,5×4,5. Lưu ý, phần cuối cùng của tờ khai, người xin visa chính chủ phải ký tên trùng với chữ ký trên hộ chiếu, mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên. Nếu có sự chỉnh sửa ảnh thì hồ sơ sẽ không được tiếp nhận.


- Hồ sơ chứng minh công việc ổn định:

Giấy tờ trong mục này càng đầy đủ thì cơ hội xin visa càng cao. Hồ sơ cần có:


+ Hợp đồng lao động (bản sao công chứng hoặc có dấu treo của công ty)

+ Giấy xác nhận đang là nhân viên của công ty (song ngữ, có dấu treo của công ty)

+ Sao kê lương 3 tháng gần nhất hoặc xác nhận lương bằng tiền mặt của công ty (bản gốc, song ngữ)

+ Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (bản gốc, song ngữ).


- Chứng minh tài chính:

Ngoài ra, bạn phải xác định được số dư tài khoản tiết kiệm của mình, Cụ thể, sổ tiết kiệm có thời hạn ít nhất 3 tháng, giá trị tài sản trên 100 triệu đồng. Lưu ý, số tiền trong tài khoản quá nhiều so với số lương nhận được, hồ sơ của bạn cũng có thể bị đánh trượt.


+ Giấy chứng nhận thu nhập do công ty ký đóng dấu xác nhận (nên làm song ngữ)


+ Sao kê tài khoản 03 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng (highlight vào những khoản nhận lương hàng tháng) để chứng minh thu nhập


+ Bản photocopy Hợp đồng lao động (không cần bản dịch) để chứng minh mình có công ăn việc làm ổn định


+ Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng >=100 triệu đồng (bản song ngữ)


1.4. Thông tin lịch trình lưu trú:


Trong hồ sơ, bạn phải ghi rõ các hoạt động dự định, nơi ở, địa chỉ liên lạc càng chi tiết càng tốt. Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày về nước. Lịch trình cần viết theo từng ngày.


Lịch trình phải khớp với thông tin đặt phòng khách sạn. Bạn nên đề phòng trường hợp xin thị thực thất bại bằng cách đặt phòng ở những nơi có thể hủy để tránh lãng phí.


*LƯU Ý:


– Bạn nhớ đem theo chứng minh thư để có thể qua cổng bảo vệ.


– Khi trả lời các câu hỏi của nhân viên đại sứ quán, bạn nên thành thật, tránh lắp bắp, bối rối khiến người ta nghi ngờ mục đích khác sẽ dễ bị đánh trượt visa.


- Lưu ý dành cho những bạn chưa từng đi các nước G7:


Việc xin visa du lịch Nhật Bản tự túc sẽ hơi khó khăn với những bạn chưa từng đi những nước thuộc nhóm G7, hoặc tệ hơn là chưa từng đi nước nào. Do đó, bạn cần phải chứng minh rằng mình không hề có ý định trốn lại Nhật Bản bằng cách chứng minh công việc hiện tại ổn định, giấy tờ nhà đất,… Hoặc, bạn có thể đi những nước thuộc khối ASEAN rồi đi Đài Loan và Hàn Quốc, khi đó việc xin visa tự túc Nhật Bản sẽ dễ hơn rất nhiều.


2. Nên đem theo bao nhiêu tiền?



Tùy thuộc vào hầu bao mà bạn nên quyết định lượng tiền đem theo, nhưng bạn có thể tham khảo mức giá cơ bản của một số hàng hóa, dịch vụ ở đây.


- Đồ ăn: Bữa trưa dao động khoảng 1000 yên, bữa tối khoảng từ 1500 yên trở lên.


- Quà lưu niệm: thông thường từ 2-3000 yên.


- Thức ăn, nước uống ở cửa hàng tiện lợi: dao động trong khoảng 100-500 yên.


- Chi phí di chuyển: khoảng 1000-2000 yên/ngày tùy theo khoảng cách, phương tiện. bạn có thể mua vé Tokyo Metro 1 ngày để có thể lên tàu Tokyo Metro thỏa thích mà chỉ cần 600 yên.


3. Đặt phòng:



- Khách sạn:


Bạn có thể đặt phòng khách sạn ở những trang như Agoda, Booking.com, Mytour,… Thông thường, tiền thuê phòng khách sạn khoảng 3 sao ở Nhật Bản xấp xỉ 7000 yên 1 đêm.


- Các hình thức phòng ở giá rẻ:


+ Khách sạn con nhộng: dao động khoảng 2000-6000 yên. Người thuê sẽ ngả lưng ở một khoang giường vừa đủ cho 1 người có hình dáng như viên thuốc con nhộng. Các tiện ích có thể kể đến là một nơi tắm rửa, một locker (tủ có khóa) riêng, và 1 sảnh chung.


+ Hostel: Có diện tích 1 căn phòng khá khiêm tốn, và khách nghỉ chân thường sẽ nghỉ trên những chiếc giường tầng. 1 phòng có thể có 4, 6, hoặc 10 giường. Giá của hostel thường đắt hơn khách sạn con nhộng.


4. Kinh nghiệm 7 ngày du lịch Nhật Bản tự túc (Khoảng 35 triệu đồng/ người):



- Ngày 1: Ngày 1: Osaka – Kyoto:


Du khách tới sân bay Kansai (Osaka), làm thủ tục và mua vé Jr Pass ngoài sảnh (vé tàu dành cho khách quốc tế tại Nhật), sau đó lên tàu Hikari để tới Kyoto. Thẻ Jr Pass là vật bất ly thân nên bạn lưu ý cất giữ cẩn thận.


Tới Kyoto, bạn sẽ cảm nhận được sự vắng vẻ yên tĩnh của miền đất cố đô. Nơi đây nổi tiếng với rất nhiều đền, chùa cổ kính. Đền Fushimi Inari là địa điểm nổi như cồn tại Kyoto, với chiếc cổng đỏ.


- Ngày 2: Kyoto – Shirakawago (Gifu):


Rời cố đô Kyoto, du khách sẽ tới thăm làng cổ Shirakawago. Du khách khởi hành từ Kyoto đến ga Nagoya khoảng 40 phút trên tàu Hikari hoặc Kodama. Hệ thống tàu ở Nhật chạy rất đúng giờ, nên bạn tuyệt đối không được chậm.


Từ Nagoya, du khách sẽ đi xe bus tới làng Shirakawago. Ngôi làng chính là điểm check-in cổ tích trong chuyến du lịch Nhật Bản của bạn. Bạn nên mua vé bus khứ hồi (khoảng 7.000 yên, tương đương 1,4 triệu đồng) tại Meitetsu Bus Center.


+ Ngày 3-5: Tokyo:


Sau chuyến ghé thăm làng cổ, bạn có thể quay trở lại ga Nagoya và di chuyển đến Tokyo. Thủ đô nước Nhật có vô vàn điểm đến và các hoạt động du lịch hấp dẫn. Vì vậy, bạn nên dành nhiều thời gian tại đây.


+ Ngày 6-7: Osaka – Việt Nam:

Nhật Bản với những nét văn hóa truyền thống xen lẫn nhịp sống hiện đại là điểm đến du khách nhất định phải ghé một lần trong đời.


Vì ngày đầu chưa ghé được Osaka, bạn có thể tới đây vào ngày cuối để tiện cho chuyến bay về Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể sắp xếp một chuyến đi Nhật tự túc với nhiều trải nghiệm và tiết kiệm được kha khá chi phí so với việc đặt tour du lịch.


5. APPS PHẢI CÓ khi đi du lịch Nhật Bản:


- APPS CHỈNH ẢNH: CHẮC CHẮN RỒI. VÌ NHẬT BẢN CHỖ NÀO CŨNG ĐẸP


- TRAVEL JAPAN: TÌM XE BUS, TÀU....CHỈ DẪN CHI TIẾT, THỜI GIAN CHẠY CHÍNH XÁC 99.99%


- GOOGLE MAPS: HIỂN NHIÊN


- KLOOK: MUA ONLINE RẺ HƠN RẤT NHIỀU


- BOOKING, AGODA, EXPEDIA APPS: BOOK HOTEL/ HOSTEL TRƯỚC


- TỪ ĐIỂN OFFLINE


- TRIPADVISOR: TÌM NHÀ HÀNG, ĂN UỐNG, REVIEWS CÁC THỨ


6. Sách "dẫn đường" cho kì du lịch:


Du lịch tự túc là phải tự tìm hiểu và khám phá. Nếu không biết đường, ngoài việc nhờ vào công nghệ, chúng ta còn có thể "tự lực cánh sinh" khi điện thoại hết pin nhé. "Đường từ miệng mà ra" mà:

Tất tần tật những Câu nói thông dụng nhất


Để chuyến đi không gặp những rủi ro nguy hiểm, chúng ta nên có một chút tiếng Nhật dắt lưng để có thể chủ động trong mọi tình huống, kể cả những tình huống "cấp bách" nhất. Sách 100 để ngay tại đây bộ sách "dẫn đường" giúp bạn bắt đầu làm quen với tiếng Nhật nhé!


VỚI NHỮNG THÔNG TIN VÀ KINH NGHIỆM TRÊN, SÁCH 100 CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT CHUYẾN DU LỊCH TUYỆT VỜI NHẤT!

5

(1 đánh giá)

Để lại bình luận

Để lại bình luận