8 ĐIỀU VỀ ĐẠI HỌC KYOTO MÀ BẠN NÊN BIẾT – Sách 100

ĐẠI HỌC KYOTO - NGÔI TRƯỜNG DANH GIÁ TẠI CỐ ĐÔ NHẬT BẢN

Ngày đăng: 15/07/2021 - Người đăng: Tạ Ngọc Trâm

8 ĐIỀU VỀ ĐẠI HỌC KYOTO MÀ BẠN NÊN BIẾT

đại học kyoto

  

   Tọa lạc tại cố đô Kyoto cổ kính là ngôi trường danh giá hàng đầu Nhật Bản - Đại học Kyoto (京都大学) hay gọi tắt là Kyodai (京大). Nổi tiếng với bề dày lịch sử hơn 120 năm giảng dạy cùng chất lượng đào tạo luôn thuộc top trong các trường đại học ở Nhật Bản, Đại học Kyoto thực sự là ngôi trường lý tưởng đáng để theo học đối với sinh viên Nhật Bản và cả sinh viên quốc tế.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu 8 điều thú vị về Đại học Kyoto mà Sách 100 nghĩ rằng du học sinh nào cũng nên biết nhé!

 

 

1. Lịch sử của Đại học Kyoto

 

Kể từ khi chính phủ Minh Trị ban sắc lệnh đổi tên Đại học Tokyo thành Đại học Đế quốc năm 1886, ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị thành lập một trường Đại học Đế quốc ở vùng Kansai. Để đáp lại những ý kiến này, chính phủ Minh Trị đã sử dụng một phần số tiền bồi thường mà Nhật Bản nhận được từ “Hiệp ước Shimonoseki” (hiệp ước Mã Quan - kết thúc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất) để thành lập trường Đại học Đế quốc Kyoto và năm 1897. Và như vậy, Đại học Kyoto là ngôi trường lâu đời thứ hai Nhật Bản sau Đại học Tokyo.
 

đại học kyoto



Dưới đây là một vài mốc đặc biệt trong niên đại của trường:

 

1869

Thành lập Trường Hóa học (舎密局, Seimi kyoku) tại Osaka

1886

Trường Trung học Đệ tam (第三 髙 等 學校, Daisan kōtō gakkō) được thành lập thay thế cho Trường Hóa học và được chuyển về vị trí của cơ sở Yoshida ngày nay ở Kyoto

18/6/1897

Đại học Đế quốc Kyoto chính thức được thành lập, sử dụng các tòa nhà của trường Trung học Đệ tam 

1897

Thành lập trường Khoa học và Kỹ thuật

1899

Thành lập trường Luật và trường Y 

1906

Thành lập trường Văn thư

1919

Khoa Kinh tế được thành lập

1923

Khoa Nông nghiệp được thành lập

1926

Thành lập Viện nghiên cứu Hóa học

1946

Kỷ niệm 50 năm thành lập trường và bắt đầu cho phép nữ sinh nhập học

1947

Đại học Đế quốc Kyoto được đổi tên thành Đại học Kyoto

1992

Thành lập khoa Nghiên cứu Nhân văn tổng hợp 

1997

Đại học Kyoto kỉ niệm 100 năm thành lập

2004

Đại học Kyoto được tổ chức lại theo thể chế National University Corporation (NUC), trở thành một trong bảy trường Đại học Quốc gia của Nhật Bản

 

Xem chi tiết về niên đại của Đại học Kyoto tại đây: Kyodai History


 

2. Cơ sở vật chất của Đại học Kyoto

Hiện tại, Đại học Kyoto có 3 cơ sở chính, 18 trường đào tạo sau đại học, 13 viện nghiên cứu, 22 trung tâm nghiên cứu và giáo dục, bệnh viện, bảo tàng, vườn bách thảo, hệ thống thư viện với gần 5 triệu đầu sách, các cơ quan, văn phòng chi nhánh đại học ở nhiều nơi trên thế giới,...

chi nhánh văn phòng đại học kyoto

Văn phòng chi nhánh đại học
 

thư viện cơ sở chính đại học kyoto

Thư viện tại cơ sở chính
 

bên trong thư viện cơ sở chính đại học kyoto   bên trong thư viện cơ sở chính đại học kyoto

Bên trong thư viện
 

3 cơ sở chính của trường là:

- Cơ sở Yoshida: là cơ sở chính của trường, hầu hết các trường cao học, viện nghiên cứu đều nằm ở cơ sở này.

 

cơ sở yoshida đại học kyoto

 

Tại đây, những công trình kiến trúc mang phong cách khác nhau, từ tòa nhà tháp đồng hồ làm bằng gạch nung có từ thời thành lập trường cho đến những phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất. 

cơ sở yoshida đại học kyoto

 

Cơ sở chính vô cùng rộng lớn này được chia thành 7 khuôn viên: khuôn viên chính, khuôn viên phía Bắc, khuôn viên phía Nam, khuôn viên Khoa Y, khuôn viên Khoa Dược và khuôn viên Bệnh viện đại học.

cơ sở yoshida đại học kyoto   cơ sở yoshida đại học kyoto


Địa chỉ: Yoshida-Honmachi, Sakyo-ku, Kyoto
 

cơ sở yoshida đại học kyoto

Cổng vào khuôn viên phía Nam

 

- Cơ sở Uji: trước đây cơ sở này thuộc sở hữu của Quân đội Đế quốc Nhật Bản nhưng vào năm 1949 đã được bàn giao cho Đại học Kyoto. Cơ sở này tập trung các viện nghiên cứu, trung tâm thí nghiệm quy mô lớn phục vụ cho nghiên cứu khoa học tự nhiên, năng lượng và các lĩnh vực liên quan. Mặc dù có nhiều phòng nghiên cứu hiện đại nhưng  trong khuôn viên vẫn có rất nhiều cây xanh và mang khung cảnh yên tĩnh đặc trưng của vùng ngoại ô.
Địa chỉ: Gokasho, Uji, Kyoto

 

cơ sở uji đại học kyoto

Cống chính của cơ sở Uji

cơ sở uji đại học kyoto

 

Cổng phía Nam của cơ sở Uji

cơ sở uji đại học kyoto

Tòa nhà chính S 

cơ sở uji đại học kyoto

 

Tòa nhà chính E

 

- Cơ sở Katsura: có 4 tòa nhà là nơi nghiên cứu công nghệ kỹ thuật và tin học kết hợp với nhau tạo thành “Ngọn đồi Khoa học kỹ thuật”
Địa chỉ: Katsura, Nishikyo-ku, Kyoto

cơ sở katsura đại học kyoto

cơ sở katsura đại học kyoto

 

 

3. Khoa, ngành đào tạo của Đại học Kyoto

Đại học Kyoto hiện có 10 khoa đào tạo hệ đại học, mỗi khoa lại chia thành nhiều phân khoa cùng với đó là các cơ sở vật chất trực thuộc.

- Khoa Văn học

+ Văn học

+ Triết học

+ Sử học

+ Nhân học

 

Cơ sở vật chất trực thuộc:  Bảo tàng Văn học, Viện nghiên cứu Trung Á, trung tâm nghiên cứu Di sản Văn hóa,...
 

khoa đại học kyoto

 

- Khoa Luật

+ Luật cơ bản

+ Luật Công

+ Luật Dân sự và Hình sự

+ Khoa học chính trị

 

Cơ sở vật chất trực thuộc: Trung tâm tư liệu chính trị và pháp luật quốc tế,...
 

khoa luật đại học kyoto

- Khoa giáo dục

+ Giáo dục học

+ Xã hội học

+ Tâm lý học

 

Cơ sở vật chất trực thuộc: Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học,...
 

- Khoa Kinh tế

+ Kinh tế

+ Quản trị kinh doanh

 

Cơ sở vật chất trực thuộc: phòng thí nghiệm Kinh doanh mạo hiểm, viện nghiên cứu Kinh tế,...
 

- Khoa Khoa học: là một trong những khoa lớn nhất trường với 9 phân khoa

+ Toán học

+ Vật lý

+ Hóa học

+ Sinh học

+ Vũ trụ học

+ Khoa học trái đất…

Cơ sở vật chất trực thuộc: 2 Đài quan sát thiên văn, 8 Đài quan sát núi lửa, động đất, khí hậu, 4 phòng thí nghiệm hàng hải, một vườn thực vật, Viện nghiên cứu phòng chống tiên tai,...
 

khoa hóa học đại học kyoto

Tòa nhà khoa Hóa học

 

viện nghiên cứu toán học đại học kyoto

Viện nghiên cứu Toán học

 

đài quan sát đại học kyoto

Các đài quan sát

 

- Khoa Y

+ Y học cơ bản

+ Y học lâm sàng

Cơ sở vật chất trực thuộc: Bệnh viện Đại học Kyoto, viện nghiên cứu Thần kinh, viện nghiên cứu Miễn dịch học, Trung tâm mẫu vật dị tật bẩm sinh ở người, Trung tâm giải phẫu toàn diện, cơ sở thí nghiệm động vật,...

khoa y đại học kyoto


 

- Khoa Kỹ thuật: là khoa lớn nhất của trường với 24 phân khoa

+ Kỹ thuật dân dụng

+ Kỹ thuật hóa học

+ Kỹ thuật thông tin

+ Giao thông vận tải

+ Năng lượng nguyên tử

+ Hàng không

+ Kiến trúc

+ Điện và điện tử

+ Khoa học thông tin

+ Hóa học công nghiệp

+ Kỹ thuật vật lý 

+ Kỹ thuật toàn cầu ...

Cơ sở vật chất trực thuộc: Viện nghiên cứu tự động hóa, Viện nghiên cứu chuyển đổi tài nguyên,...
 

khoa kỹ thuật đại học kyoto

 

- Khoa Dược:

+ Dược học

+ Hóa dược

Cơ sở vật chất trực thuộc: vườn thực vật dược liệu,...
 

khoa dược đại họckyoto

 

- Khoa Nông nghiệp: gồm 10 phân khoa

+ Nông học

+ Thủy sản

+ Nuôi cấy tế bào

+ Kế toàn nông nghiệp ...

Cơ sở vật chất trực thuộc: trang trại chăn nuôi và rừng thực nghiệm, viện nghiên cứu Nông học, trạm nghiên cứu rừng, phòng thí nghiệm Tiến hóa cây trồng,...
 

- Khoa Nhân văn tổng hợp

+ Khoa học Nhân văn

+ Văn minh Quốc tế

+ Môi trường văn hóa

+ Thông tin Nhận thức

+ Khoa học tự nhiên 

Cơ sở vật chất trực thuộc: Trung tâm thúc đẩy bình đẳng giới, viện nghiên cứu Nhân văn,...

khoa nhân văn tổng hợp đại họckyoto

 

19 trường đào tạo sau đại học gồm:

- Trường cao học về Văn thư

- Trường cao học về Giáo dục

- Trường cao học về Luật

- Trường cao học về Kinh tế

- Trường cao học về Khoa học

- Trường cao học về Y học

- Trường cao học về Khoa học dược liệu

- Trường cao học về Kỹ thuật

- Trường cao học về Nông nghiệp

- Trường cao học về Nghiên cứu Con người và Môi trường

- Trường cao học về Khoa học Năng lượng

- Trường cao học về Nghiên cứu khu vực Châu Á và Châu Phi

- Trường cao học về Tin học

- Trường cao học về Sinh học

- Trường cao học về Nghiên cứu Môi trường toàn cầu

- Trường cao học về Luật 

- Trường cao học về Y tế công cộng

- Trường cao học về Quản trị

- Trường Chính phủ

cao học khoa học đại học kyoto

Trường cao học Khoa học

 

4. Sinh viên Đại học Kyoto

 

Trường Đại học Kyoto hiện có khoảng hơn 23.000 sinh viên. 60% trong đó là sinh viên bậc Cử nhân và 40% còn lại là sinh viên chương trình sau đại học.

sinh viên đại học kyoto


Nếu như Đại học Tokyo là nơi ươm mầm nhân tài chính trị để điều hành đất nước thì Đại học Kyoto lại nổi tiếng là “cái nôi của các nhà khoa học”. Không biết bao nhiêu nhân tài kiệt suất đã bước ra từ ngôi trường này, trong đó phải kể đến những cựu sinh viên nổi bật của trường như:

- 5 cựu thủ tướng của Nhật Bản: Osachi Hamaguchi (từ 1929-2931), Fumimaro Konoe (từ 1940-1941), Kijuro Shidehara (từ 1945-1946), Tetsu Katayama (từ 1947-1948), Hayato Ikeda (từ 1960-1964) 

- Tổng thống thứ 4 của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ông Lee Teng-hui

- 5 nhà vật lý học đã đoạt giải thưởng Nobel Vật lý

- 3 nhà hóa học đã giành giải Nobel Hóa học

- 2 khoa học đã giành giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học

- Ông Tadahiko Mibuchi: chủ tịch đầu tiên của Tòa án tối cao Nhật Bản

- Kenro Murakami: cựu chủ tịch Google tại Nhật Bản

- Mito Arakawa: cựu chủ tịch Nintendo của Mỹ

- Minoru Daita: người sáng lập Yakult

- Higuchi Kotaro: cựu chủ tịch Asahi Beer

- Miyahara Kenji: chủ tịch Tập đoàn Sumitomo

- Umazawa Setsuo: Giám đốc Cơ quan Thuế Quốc gia

- Maehara Seiji: cựu bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản

 

Theo Weekly Economist, sinh viên tốt nghiệp từ Kyodai có tỷ lệ việc làm đứng thứ 10 trong 400 công ty lớn ở Nhật Bản. Vị trí này không phải quá cao là bởi vì số lượng cựu sinh viên của trường trở thành các quan chức chính phủ rất nhiều (nhiều thứ 2 trong số các trường đại học ở Nhật Bản).

Theo PRESIDENT, mức lương tung bình của cựu sinh viên Kyodai đứng thứ 5 Nhật Bản.
 

5. Thành tích nổi bật của Đại học Kyoto

Đại học Kyoto luôn nằm trong top 2 trường Đại học tốt nhất Nhật Bản, xếp thứ 38 thế giới theo bảng xếp hạng QS, đứng thứ 54 thế giới theo Times Higher Education Rankings. 

 

Cho đến nay, đây là ngôi trường có nhiều giải Nobel nhất Nhật Bản với 11 giải Nobel. Ngoài ra còn nhiều giải thưởng cao quý khác như: 

- 3 Huy chương Fields

- 1 giải Gauss

- 5 giải Lasker

- 1 giải Chern

- 114 giải Viện Hàn lân Nhật Bản

- 3 Huy chương Văn hóa Nhật Bản

- 6 giải Wolf

- 4 giải Akutagawa

- 1 huy chương Darwin - Wallace - đây là huy chương  Darwin - Wallace duy nhất của Nhật Bản

nhà tưởng niệm hidekiyukawa

Nhà tưởng niệm Hideki Yukawa - nhà vật lý Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel

 

Trường Luật của Đại học Kyoto là trường Luật đứng đầu trong 72 trường Luật ở Nhật Bản với tỷ lệ đậu là 62,69%. 


Research Papers in Economics (rePEc) đã xếp Viện Nghiên cứu Kinh tế của Đại học Kyoto là cơ quan nghiên cứu kinh tế tốt thứ 3 Nhật Bản. Đã có 6 cựu sinh viên của Kyodai là chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Nhật Bản.

 

Là một cơ sở nghiên cứu hàng đầu Nhật Bản, Đại học Kyoto có số lượng đầu tư lớn thứ hai từ quỹ tài trợ quốc gia dành cho các tổ chức nghiên cứu.

 

6. Học phí và học bổng của Đại học Kyoto

 

Cũng giống như các trường quốc lập khác, học phí của Đại học Kyoto là 535.800 yên/năm cho cả bậc Cử nhân và sau đại học, tuy nhiên tùy vào ngành học mà học phí có thể dao động.

Đại học Kyoto có chế độ miễn giảm học phí cho sinh viên, tuy nhiên để được miễn giảm học phí sinh viên phải có thành tích học tập xuất sắc và thuộc diện hoàn cảnh khó khăn.

Phí ký túc xá của trường là: từ 250.000 - 450.000 yên/năm

 

Có nhiều mức học bổng và loại học bổng khác nhau dành cho sinh viên đại học Kyoto:

- Học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT) được tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ. Giá trị học bổng là 117.000-145.000 yen/tháng, miễn toàn bộ học phí và có thời hạn là 1 năm, khi hết hạn sinh viên có thể nộp đơn xin lại. Đại học Kyoto chấp nhận đơn nộp của cả sinh viên hệ cử nhân và sinh viên hệ nghiên cứu cho chương trình học bổng này.
Bạn có thể xem thêm tại đây: MEXT

- Học bổng chính phủ nước ngoài: học bổng tài trợ du học sinh bởi chính phủ quốc gia của đất nước mình. Học bổng này bao gồm các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Kazakhstan, Kuwait, Indonesia, Malaysia, Oman, Hàn Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

- Học bổng hỗ trợ du học sinh tự túc JASSO với mức trợ cấp vào khoảng 48.000-80.000 yên/tháng và được cấp tối đa là 1 năm. Đây là học bổng khá đặc biệt vì chỉ chu cấp tiền sinh hoạt hằng ngày mà không chu cấp tiền học phí.
Tìm hiểu thêm về học bổng này tại đây: Jasso

- Học bổng do các tổ chức tư nhân cung cấp: hằng năm Đại học Kyoto lựa chọn và đề cử các sinh viên xuất sắc cho khoảng 60 chương trình học bổng tư nhân. Giá trị học bổng từ 30.000-180.000 yên/tháng cho 1 hoặc 2 sinh viên. Vì đây là học bổng dành cho cả sinh viên Nhật Bản và sinh viên quốc tế nên tỷ lệ cạnh tranh khá cao.
Thông tin về loại học bổng này có tại đây: University - nominated scholarships


 

7. Cách thi vào Đại học Kyoto

Với những thành tích nổi bật, Đại học Kyoto là trường Đại học được lựa chọn nhiều nhất ở Nhật Bản, bởi vậy mà độ khó đầu vào của trường luôn thuộc top cao nhất ở Nhật Bản. Để vào được Kyodai, bạn phải là người có năng lực thực sự, có thành tích tốt trong những năm học phổ thông. Thậm chí có những người đã thi đi thi lại nhiều lần chỉ để được học tập tại ngôi trường này. 

Du học sinh thường chọn chương trình đào tạo sau đại học ở Kyodai vì những thuận lợi về nghiên cứu mà trường mang lại. Có 2 cách để sinh viên quốc tế có thể thi vào Kyodai:
 

Cách 1: Tham gia kỳ thi EJU dành cho du học sinh

Điều kiện: 

- Có kết quả học tập từ khá trở lên ở bậc THPT

- Đạt điểm số cao trong kỳ thi EJU 

- Có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL

- Có chứng chỉ tiếng Nhật

Sau đó du học sinh sẽ trải qua vòng thi tiểu luận và vòng thi phỏng vấn bằng tiếng Nhật trước khi được nhận vào trường.

Cách 2: Tham gia kỳ thi chung cùng sinh viên Nhật Bản 

Thí sinh sẽ trải qua 3 vòng

- Vòng 1: xét duyệt thành tích THPT

- Vòng 2: Thi tiểu luận và thi năng lực

- Vòng 3: Phỏng vấn bằng tiếng Nhật
 

 

8. Những sự thật thú vị về Đại học Kyoto

a. Khẩu hiệu của trường: “Tinh thần học thuật tự do”

Trường luôn quan niệm rằng học tập là tự nguyện, là một hành động tự giác và có ý thức, phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm và nỗ lực không ngừng của chính mỗi người. Tại sao lại bắt buộc phải điều gì đó hằng ngày? Nếu bạn có một ý tưởng nào đó, bạn sẽ tự chủ động tìm cách để thực hiện hóa nó. Dựa trên tinh thần này, Đại học Kyoto hướng đến mục đích đào tạo ra những con người có suy nghĩ và phán đoán độc lập. 

tinh thần học thuật tựdo


 

Ở Đại học Kyoto, tinh thần học tập tự do là vô cùng cao. Các giáo sư đều tin tưởng rằng sinh viên đều là những người có năng lực thì mới được nhận vào trường, vì vậy khuyến khích sinh viên hãy làm điều mình muốn. Sinh viên đều tự học nhiều tuy nhiên khi có thắc mắc vẫn có thể lập tức có được sự trợ giúp của các giáo sư, giảng viên. Thậm chí có sinh viên đem theo luận văn, tài liệu nghiên cứu trong khi đi du lịch thế giới, có người còn nghỉ học một năm để bắt đầu việc kinh doanh cá nhân,... Bạn có thể làm bất cứ điều gì, đi bất cứ đâu, học khi bạn muốn học nhưng vẫn hoàn thành những thứ cần làm. 

Nếu bạn là một người yêu thích sự tự do thì đây thực sự là một ngôi trường trên cả tuyệt vời đấy!
 

b. Sinh viên, giảng viên “cá tính”

Sinh viên Đại học Kyoto được cho là những người cá tính và có đôi chút lập dị. Sẽ không lạ khi bạn bắt găp hình ảnh những sinh viên mặc đồ màu tone-sur-tone từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, hay có sinh viên mặc trang phục của lính đặc công Mỹ đi học dù giá của bộ đồ này gần bằng một chiếc xe ô tô con!
 

sinh viên cátính


Năm 2018, còn có 1 clip gây bão trên mạng khi quay lại cảnh 4 sinh viên Đại học Kyoto ngồi ăn lẩu giữa ngã tư đối diện trường.

sinh viên kyodai ăn lẩu giữađường



Thi thoảng còn có thể bắt gặp hình ảnh giáo sư bất ngờ ngồi thụp xuống ôm lấy một chậu cây hay ngồi giữa bãi cỏ trong góc trường cùng thảo luận điều gì đó với sinh viên.
 

giáo sưkyodai


 

c. Cuộc chiến không hồi kết với Đại học Tokyo

Nếu như Trung Quốc mỗi năm đều có cuộc chiến giữa Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Đại thì ở Nhật, màn cà khịa mỉa mai nhau giữa Đại học Tokyo và Đại học Kyoto cũng nổi tiếng không kém.

kyodai vàtodai

 

>>> Xem thêm: Đại học Tokyo

Sinh viên Kyodai cho rằng sinh viên Todai quá nghiêm túc, lạnh nhạt, ngoan ngoãn đến mức nhạt nhẽo và trên hết lòng tự tôn quá cao. Sinh viên Todai thì lại nói rằng sinh viên trường kia quá lập dị, hư hỏng, không đáng để mắt tới. 

Bên cạnh đó, nhiều chương trình trí tuệ đã trở thành sàn đấu cạnh tranh của 2 trường.


 

d. Kí túc xá lâu đời nhất 

ký túc xá kyodai

 

 

Ký túc xá Yoshida của Đại học Kyoto được xây dựng từ năm 1913. Sau hơn 100 năm tồn tại, khu nhà đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặc cho dãy nhà này có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, các sinh viên ở đây vẫn không hề có ý định chuyển đi dù trường đã cảnh báo. Nhà trường đã nhiều lần tuyên bố sẽ phá bỏ và xây mới lại khu ký túc xá này nhưng do sự phản đối gay gắt của sinh viên nên đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.

ktx kyodai

 


Bên trong khu ký túc xá này được cho là rất bẩn thỉu, xuống cấp, thậm chí sinh viên còn nuôi gia cầm và dê ở đây.

ktx kyodai

 


Các sinh viên sống trong Yoshida cho rằng đây là nơi có ý nghĩa đặc biệt với họ, ở đây mọi người đều được chào đón bất kể bạn là ai. Bên cạnh đó, phí sinh hoạt ở khu ký túc xá này được xem là “rẻ kỷ lục” khoảng 2500 yên/tháng

 

 

e. Phong trào “Bảng hiệu đứng” (Tate Kanban)

tate kanban kyodai

 

 

Ấn tượng đầu tiên của hầu hết mọi người về Kyodai có lẽ phải kế đến những tấm bảng hiệu được dựng từ trong khuôn viên trường ra đến ngoài đường. Trên những tấm bảng này, sinh viên viết những thông điệp mình muốn gửi gắm, thậm chí có cả những tấm bảng luận tội hiệu trưởng được dựng lên. Tuy nhiên vì số bảng hiệu đặt tràn ra ngoài đường quá nhiều đã vi phạm quy định của thành phố Kyoto nên phong trào này đã bị loại bỏ.

tate kanban kyodai

 


 

f. Lễ tốt nghiệp độc nhất vô nhị

lễ tốt nghiệp cosplay độc đáo đại họckyoto

 

 

Cứ đến mùa tốt nghiệp, sự chú ý lại đổ dồn về Đại học Kyoto bởi sự độc lạ của buổi lễ trao giải của trường. Đây dường như là truyền thống của Kyodai, trong lễ tốt nghiệp các sinh viên sẽ không mặc áo cử nhân mà tự do cosplay thành nhân vật mình yêu thích.
 

g. Lễ hội tháng 11

hội tháng 11 kyodai

 

 

Vào tháng 11 hàng năm sẽ diễn ra lễ hội lớn của trường. Mỗi năm lễ hội sẽ có một chủ đề khác nhau. Tại lễ hội, các câu lạc bộ dựng quầy hàng bán đồ ăn, xem bói,...Ngoài ra còn có biểu diễn âm nhạc và đốt lửa trại.

 

h. Logo của trường

kyodailogo

 

 

Họa tiết cây long não trước tháp đồng hồ Yoshida là biểu tượng của Đại học Kyoto. Logo này ban đầu được sử dụng năm 1950 như một con dấu của Ban Thư ký và chính thức được sử dụng làm biểu tượng của Kyodai năm 1990.


 

>>> Xem thêm: Đại học Osaka

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về trường đại học ở Nhật
 

Qua bài viết hôm nay, Sách 100 hi vọng các bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về trường Đại học Kyoto - một ngôi trường học hết mình mà chơi cũng hết mình. 

 

Chúc các bạn học tốt và giữ gìn sức khỏe nhé!


🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT" 

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> Hướng dẫn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật (bản chi tiết)

>>> Trọn bộ từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề (PDF)


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)

 

5

(1 đánh giá)

Để lại bình luận

Để lại bình luận