Cách học tiếng Nhật cho người mất gốc – Sách 100

Cách học tiếng Nhật cho người mất gốc

Ngày đăng: 19/03/2021 - Người đăng: Thúy Phạm

Cách học tiếng Nhật cho người mất gốc


cách học cho người mất gốc tiếng Nhật

 


Bên cạnh những tấm gương học tập" 6 tháng đỗ N3"," 1 năm đỗ N2", cộng đồng học tiếng Nhật ngoài kia còn nhiều lắm những "tấm chiếu cũ" học mãi không khá lên nổi, thi 4 5 lần không đỗ N3. Vậy nguyên nhân do đâu?


Do mất gốc!!


Tình trạng mất gốc hiện đang xảy ra rất phổ biến, không chỉ ở Sơ cấp."Làm thế nào để bắt đầu lại với tiếng Nhật" là câu hỏi chung của rất nhiều người. Đừng hoang mang nếu bạn đang mắc vào tình trạng này bởi Sách 100 sẽ cùng bạn giải quyết ngay và luôn!


 Mục lục

 1. Nguyên nhân bạn bị mất gốc?

 2. Lộ trình cho người mất gốc

   Cách học Kanji 

   Cách học Từ vựng

   Cách học Ngữ Pháp

 3. Tài liệu học




Nguyên nhân dẫn đến mất gốc tiếng Nhật?



Những lỗ hổng kiến thức đã bắt đầu nhen nhóm từ lúc nào?


Việc thừa nhận và hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng lao đao, học lên không được mà không học cũng không xong hiện nay. 


Chung quy lại thì có 3 lí do chính của việc "mất gốc":




👉 Tâm lý "sợ"


Nguyên nhân đầu tiên là việc những người mất gốc đang không vượt qua nổi rào cản tâm lý của bản thân khi đang bị mất gốc. Bạn cảm thấy sợ tiếng Nhật, sợ hơn 2000 chữ Kanji, sợ cả nghìn mẫu cấu trúc ngữ pháp,... 😱



Nỗi ám ảnh mang tên tiếng Nhật


Bạn có thấy mình đang dần mất đi quyết tâm, nhiệt huyết học? Học không hiểu lắm, không rõ cách sử dụng nhưng lại ngại không dám hỏi.


Dần dần bạn bỏ luôn, học mãi không tiến bộ thì còn học làm gì?




👉 Không có định hướng học rõ ràng



Bạn học tiếng Nhật vì điều gì?


Mất định hướng học tiếng Nhật


Mất định hướng học tiếng Nhật


Thiếu định hướng, không xác định được mục tiêu, kế hoạch học tập sẽ dẫn đến tình trạng các bạn không trả lời được câu hỏi: "học tiếng Nhật để làm gì? Tại sao phải học ngôn ngữ này? Có cần thiết phải học lắm không nhỉ?"


Cuối cùng dẫn đến việc các bạn bắt đầu mơ hồ và dần bỏ bê.




👉 Thiếu phương pháp học đúng đắn


Mọi người đều biết một điều đó là có sẵn con đường đi nhưng không có nghĩa con đường đó sẽ bằng phẳng. Vậy phương pháp học như nào là phù hợp nhất với bạn?


Câu trả lời là không chắc!


Phương pháp dành cho bạn


Phương pháp dành cho bạn


Khi bạn nhận thấy mình tiến bộ lên từng ngày khi áp dụng cách học này, nghĩa là lộ trình này và bạn là “dành cho nhau”. Ngược lại, nếu bạn càng làm theo càng không thể hiểu nổi những điều mình đã và đang được học thì bạn cần tìm cách học khác thôi. 


Hãy cố nhớ lại xem từ những kinh nghiệm học trước đây, cách nào từng có hiệu quả nhất đối với bạn. Bạn nhận thấy những phần nào trong quá trình học là dễ? Những phần nào là khó? Khi đã tìm ra những điều này, bạn có thể sẵn sàng bắt tay vào học.




Lộ trình cho người mất gốc tiếng Nhật




Bước 1: Xác định được trình độ tiếng Nhật hiện tại của bản thân


Một nguyên tắc quan trọng trong lộ trình học tiếng Nhật cho người mất căn bản là bạn phải chắc chắn mình đã nắm vững kiến thức trước khi chuyển sang bài học tiếp theo.


Không cố gắng chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng học, cũng đừng thúc ép bản thân phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào đầu cùng lúc. Chính những sai lầm này trước đây đã khiến bạn mất gốc tiếng Nhật từ căn bản đến nâng cao. Do đó, bạn cần thay đổi mọi thứ ngay hôm nay.

 

Không phải là: "Tôi đã học được 35 bài Minna rồi" (không phải số lượng mà là chất lượng)



Thử câu N3 sau, nếu bạn không giải thích được thì không nên tự hào mình đã học hết 50 bài Minna:


 これは以前からやりたいと思っていた仕事なので、やらせてもらえませんか。

 

Vì nếu phân tích mẫu này thì toàn là kiến thức N4, N5. Từ mẫu と思って, cấu trúc ~ので, rồi đến てもらう, やらせて: thể sai khiến đã học ở N4.


Vậy nên nếu mà bạn đang chuẩn bị thi N3 mà xem xong câu trên vẫn không hiểu gì thì mình nghĩ bạn nên học lại 50 bài luôn!

 

Hoặc nếu chưa tin tưởng chỉ qua 1 câu tiếng Nhật trên, bạn có thể thi thử các bài test năng lực nhanh, bài kiểm tra kiến thức tại các trang thi thử online uy tín. Ở đây mình có thể giới thiệu trang web: jlpttest.vn. Một trang web về các đề thi thử có các dạng bài test nhanh (kiểm tra nhanh trình độ) và các đề thi thử chuẩn JLPT.


Web làm bài test tiếng Nhật


 Web làm bài test tiếng Nhật



Bước 2: Thay đổi tư duy một chút


"Thành thạo" một ngoại ngữ có nghĩa là bạn thành thạo 2 loại kỹ năng chính:


✍️ Chủ động (đọc, viết)

🗣️ Bị động (Nghe, nói)


Cái đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ chính là 4 kỹ năng trên, vậy tại sao cần phải học Kanji, Từ vựng và Ngữ pháp?


Từ vựng, Kanji và ngữ pháp chính là nền tảng để phát triển 4 kỹ năng trên. Và đây cũng chính là "nỗi đau" thuộc loại lớn nhất của hầu hết người học tiếng Nhật


Không có từ vựng, chúng ta không diễn đạt được bất cứ thứ gì. 


Không có kanji, bạn chẳng hiểu người ta viết gì.


Không có ngữ pháp, không tuân theo nguyên tắc của ngôn ngữ đó, chẳng ai hiểu bạn nói gì.


Vậy nên ngay từ ban đầu, chưa cần phải thành-thạo-ngay 4 kỹ năng, bạn cần học chắc chắn Từ vựng, Kanji, Ngữ pháp từ đầu đã.


Vậy có tiêu chuẩn nào cho việc "chắc-chắn-ngay-từ-đầu"? Có bao nhiêu kiến thức cơ bản nhất cần được học?


Mình nghĩ là 50 bài Minna no nihongo.


Không phải là số lượng, mà là chất lượng! Hãy học thật chắc chắn 50 bài Minna vì nó sẽ đi theo bạn đến tận N1 cơ. 50 bài Minna này là kiến thức cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy tại Nhật Bản được các giáo viên người Nhật sử dụng qua bao năm nay (thế để bạn hiểu được độ uy tín của bộ này rồi đấy)


N3 cũng chỉ là sự tổng hợp kiến thức của N4 và N5, ghép lại thành các câu dài hơn, nâng cao hơn. Vậy nên việc bạn học "chắc như nghiện" 50 bài Minna thì N3 của bạn đã thành công được 80% rồi đó!


kiến thức ngữ pháp N3





Học Kanji cho người mất gốc tiếng Nhật



300 chữ Kanji đầu tiên cực kỳ quan trọng, những gì cơ bản thì phải chắc chắn nhất, xem trong cuốn 300 chữ Hán cấp độ N4.5 dành cho Du học sinh để xem là những cuốn gì nhé

Kanji có 2 thứ bạn cần nhớ: mặt chữ và cách đọc. 



Nhớ mặt chữ


Tại sao phải viết được 300 chữ Kanji cơ bản này thì câu trả lời là đây là những chữ cơ bản, nếu bạn không nhớ chắc chắn thì khi lên các trình độ cao hơn, với những chữ Hán nhiều nét hơn bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. 


Đó là sự khác biệt giữa "nhận ra" và "nhớ ra"


Để nhớ mặt chữ thì cách dễ nhất là phải viết thật nhiều. Nếu bạn vẫn không nhớ thì do bạn đã viết sai cách.


Nguyên lý cơ bản của việc nhớ gì đó đến từ việc dùng trí não. Có phải cách viết của bạn không hề dùng đến trí não? Nếu vậy thì dù bạn có viết cả chục lần thì cũng chỉ như một phản xạ, và não sẽ chẳng nhớ được gì sất.


Cách viết để nhớ mặt chữ Kanji


Cách viết để nhớ mặt chữ Kanji



Đây là cách mà mình đổi cách tập viết chữ Hán:


1️⃣ Đầu tiên, bạn nhìn vào chữ Hán


2️⃣ Tiếp theo bạn hãy nhớ hình dạng của nó, đây giống như một cách não bộ đang chụp ảnh lại chữ đó, mô phỏng chữ đó trong đầu bạn.


3️⃣ Sau đó bạn hãy viết mà không nhìn theo chữ đó.


Nếu bạn có thể viết đúng theo cách này thì bạn có thể nhớ được nó rồi đấy. Vì khi bạn vừa nhắm mắt vừa viết, nghĩa là bạn đang vừa tưởng tượng vừa viết ra. Và đó là mấu chốt của việc viết chữ bằng trí não.

 


Nhớ cách đọc


Theo kinh nghiệm của mình, ngoài việc học âm On và âm Kun, mình thực sự khuyên các bạn nên học âm Hán - một đặc quyền của người Việt khi học tiếng Nhật.


học kanji cho người mất gốc tiếng Nhật


Học kanji cho người mất gốc tiếng Nhật


Ngoài ra, học Kanji ghép vào từ vựng và câu hoàn chỉnh sẽ giúp nhớ chữ Kanji đó lâu hơn. Kiểu như mỗi khi xem lại, bạn sẽ nhớ ra chữ Kanij này trong từ nào, từ nào, sau này học từ vựng sẽ đỡ hơn rất nhiều đúng không?

 


Học từ vựng cho người mất gốc tiếng Nhật



Bạn có thường "trầm cảm" vì sao mình học mãi mà chẳng-nhớ-gì-sất? 


Nếu bạn biết đến "đường lãng quên" mà mình đã từng đề cập đến trong một bài lộ trình học N2 thì bạn sẽ hiểu tại sao lại vậy. Rằng thường thì bạn sẽ quên mất 50% chỉ sau 1 tiếng học, và thường thì 90% chúng sẽ "ra đi" sau 1 tháng!


Nguyên lý đường lãng quên


Nguyên lý đường lãng quên


Một phương pháp được mình nhắc đến, mà mình nghĩ là cách duy nhất để nhớ lâu, đó chính là "lặp lại gián đoạn" - chia nhỏ thời gian học và lặp lại nó một cách thường xuyên. Bạn sẽ nhớ rất lâu, thậm chí không quên được!


Còn trong trường hợp dành cho người mất gốc, thì nguyên tắc đó là phổ biến nhất là học từ vựng theo cụm từ chứ bạn đừng nên học theo từ đơn lẻ.


từ vựng cho người mất gốc tiếng Nhật


Học từ vựng cho người mất gốc tiếng Nhật


Chẳng hạn như khi học từ 合格 (đỗ/vượt qua), bạn nên học theo cụm từ 試験に合格する (vượt qua kỳ thi), nhớ cách dùng với に chứ đừng học mỗi 合格 để sau này không nhớ nó đi với trợ từ nào. Học từ 嘘 (dối trá) thì nên học cả cụm từ 噓をつく không thì sau này lại nhầm thành 嘘を言う :)

Nói chung là bạn hãy học sao cho sử dụng được từ chứ không phải để nhớ mặt từ. Bạn cũng không cần viết lại nhiều lần từ vựng, vì nó chỉ giúp bạn nhớ mặt chữ thôi.

 


Học ngữ pháp cho người mất gốc tiếng Nhật:



Với ngữ pháp tiếng Nhật, bước đầu tiên dành cho người mất gốc là 12 thể quan trọng nhất của tiếng Nhật. Từ N5 đến N1 các bạn sẽ học qua rất nhiều các cấu trúc ngữ pháp khác nhau nhưng cơ bản đều dựa trên 12 thể này. Bạn cần nắm được cách chia động từ với các nhóm động từ, cách sử dụng.


Học ngữ pháp cho người mất gốc tiếng Nhật


Học ngữ pháp cho người mất gốc tiếng Nhật


Một bí quyết cần nhớ là bạn không cần phải biết tất cả mọi thứ cùng một lúc, hãy tập trung vào kiến thức đang học, không mở rộng chủ đề quá xa với phần học hiện tại. Điều này nhằm tránh sự xáo trộn kiến thức và đưa lộ trình học của bạn đi vào ngõ cụt.




Tài liệu học tiếng nhật cho người mất gốc tiếng Nhật



Những chia sẻ về việc "mất gốc tiếng Nhật nên bắt đầu như thế nào? " là những chia sẻ thực tế của một sempai đến bây giờ vẫn thừa nhận "chưa giỏi tiếng Nhật lắm" nhưng cô nàng cũng đã thành công "xóa mù chữ tiếng Nhật". 


Việc đạt được kết quả chắc chắn cần khá nhiều thời gian bởi học lại những thứ đã-biết-một-chút bao giờ cũng khó hơn nhiều so với chưa-biết-gì-cả. 


Nếu bạn đang tìm kiếm một "đồng đội" cùng học lại chắc chắn Minna no nihongo, thì cuốn Sổ tay Minna 1 và 2 chính là sự lựa chọn hoàn hảo, một cách tiếp cận Minna hoàn toan khác: "Vẫn là Minna, những là bản nâng cấp hơn" 


Với cách học hỏi - đáp nhanh 330 câu hỏi theo dạng bài JLPT phần Từ Vựng, Kanji và Ngữ pháp, sẽ giúp những bạn mất gốc Minna củng cố kiến thức đã học trong giáo trình Minna no nihongo mà còn hiểu rõ hơn bối cảnh sử dụng, các tips ghi nhớ kiến thức mới (dù gì thì giáo trình Minna no nihongo cũng "có tuổi" lắm rồi).


Nội dung chủ yếu trong cuốn sách 

 

Sách 100 đang diễn ra chương trình tặng Miễn Phí Sổ tay Minna 2 từ ngày 18/3 - 31/3. 


Sổ tay Minna nâng cao 2


Sổ tay Minna nâng cao 2 đang được tặng Miễn Phí


Mình nghĩ rằng, đây là cuốn sổ tay không chỉ phù hợp với những bạn đang học tiếng Nhật trình độ Sơ cấp mà còn phù hợp cả với những bạn đã, đang học N4, N3 muốn ôn lại kiến thức căn bản, những bạn đang mất gốc tiếng Nhật chưa biết học lại từ đâu.


Vậy thì thử "tậu" ngay em nó, biết đâu cuốn Sổ tay nhỏ xinh này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian ôn tập hoặc tạo thêm hứng thú lại với tiếng Nhật trong bạn?


Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Nhật!

 


 

4.2

(5 đánh giá)

Để lại bình luận