Mẹo thi JLPT - Bí quyết ôn thi JLPT đạt điểm cao – Sách 100

Mẹo thi JLPT - Bí quyết ôn thi JLPT đạt điểm cao

Ngày đăng: 13/06/2019 - Người đăng: Lê Thanh Tuấn

Mẹo thi JLPT - Bí quyết ôn thi JLPT đạt điểm cao


Để có một kì thi JLPT đạt kết quả cao, mỗi chúng ta cần chăm chỉ và nỗ lực thôi là chưa đủ. bên cạnh đó, ta cần phải có những kĩ năng làm bài và mẹo làm bài để có thể tự tin bước vào phòng thi. Sau đây, Sách 100 sẽ chỉ ra cho bạn những mẹo và kĩ năng cần thiết nhất để có một kết quả JLPT như mong đợi.

 

Mẹo thi JLPT



💮 PHẦN THI TỪ VỰNG, CHỮ HÁN:


Phần thi này, thực sự chúng ta cần phải học và nhớ thật nhiều! Đó là cách duy nhất! Làm thật nhiều đề và đọc thật nhiều, qua đó vốn từ vựng và chữ Hán của chúng ta sẽ tăng lên dần đều đó.



Nhiều Sempai, các Sensei tại các trường đại học khuyên rằng: Nên học từ vựng và chữ Hán qua các bài đọc hiểu/ luyện đề, đó chính là cách học hiện đại và hiệu quả nhất, lấy được lượng kiến thức toàn diện nhất!


Những cuốn giáo trình đáp ứng được những yêu cầu đó, Sách 100 gợi ý cho bạn cuốn Dokkai 55+, giáo trình Shinkanzen Masuta đọc hiểu (có cả bản Dịch 100% tiếng Việt, tích hợp 4 kĩ năng trong 1 cuốn sách: Từ vựng, Chữ Hán, Ngữ pháp, Đọc hiểu)...


Các bạn có thể xem trước nội dung các đầu sách:

Sách luyện ĐỌC HIỂU JLPT

Sách Shinkanzen Masuta Đọc hiểu N2

Sách Shinkanzen Masuta N3 Đọc hiểu

 

Ngoài ra, còn có các cuốn luyện đề. Bản chất các cuốn luyện đề là tổng hợp toàn bộ kĩ năng đi thi JLPT cho chúng ta rồi, nhưng bước đột phá lớn hơn đó chính là có những giáo trình đã được dịch sang Tiếng Việt, giúp chúng ta tiết kiệm tối đa thời gian học và tra từ điển.


Mời các bạn xem trước các đầu sách tại ĐÂY.

  Tổng hợp đề thi JLPT từ N5 đến N1


💠 Bài 1: Tìm cách đọc của chữ Hán - Hiragana
Sẽ cho chữ Kanji trong 1 câu và tìm cách đọc Hiragana tương ứng


💠 Bài 2: Ngược lại bài 1: Hiragana -> Kanji
Với bài 1, bài 2 cần nắm được cách đọc chữ Hán


💠 Bài 3: Tìm từ vựng phù hợp ý nghĩa

Với bài này, cần dịch được tương đối nội dung của câu và hiểu nghĩa của các đáp án, lựa chọn đáp án chính xác nhất.
Có thể lựa chọn cách làm loại trừ đáp án.


💠 Bài 4: Tìm cụm từ có cùng ý nghĩa

- Dịch được nghĩa của từ gốc..

- Chọn từ/cụm từ gần nghĩa nhất bằng cách: gạch chân vào từng câu có những nội dung sai khác với câu gốc và lựa chọn đáp án còn lại.


💠 Bài 5: Tìm cách sử dụng đúng của từ

Bạn cần hiểu rõ nghĩa của từ và hoàn cảnh sử dụng của từ để chọn được đáp án chính xác.

Có thể gạch chân vào phần thấy sai khác về ý nghĩa trong từng đáp án.



💮 PHẦN THI NGỮ PHÁP:


💠 Bài 1: Lựa chọn động từ/mẫu ngữ pháp phù hợp


✔️ Xác định xem câu trả lời là mang nghĩa Phủ định hay Khẳng định


✔️ Cần xác định từ trước và sau chỗ trống, chú ý nghĩa toàn câu và chọn đáp án phù hợp


✔️ Với những câu lựa chọn kính ngữ: chú ý những từ trong câu có mang sắc thái kính ngữ, trang trọng hay không?


✔️ Câu chọn động từ bị động/chủ động: chú ý các trợ từ, chủ ngữ để xác định rõ động từ …


💠 Bài 2: Sắp xếp những từ trong đáp án vào chỗ trống để hoàn thành câu:


✔️ Dạng bài này, bạn cần chú ý đến từ gần chỗ trống đầu tiên và cuối cùng nhất, sau đó bạn sẽ lựa chọn được 2 từ phù hợp tương ứng ở vị trí đầu và cuối.


✔️ Còn 2 từ ở giữa bạn chú ý sắp xếp ngữ pháp, ý nghĩa là sẽ hoàn thành được câu.


💠 Bài 3: Đề bài là 1 bài văn, có những chỗ trống. và phải lựa chọn đáp án phù hợp để điền vào chỗ trống.


Đọc và dịch nghĩa đến đâu sẽ chọn đáp án phù hợp và điền vào chỗ trống tới đó. Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian làm bài và sẽ hiểu nội dung dễ dàng hơn.

 

💮 PHẦN THI NGHE HIỂU:
( Ở N3 sẽ không còn dạng bài nghe nhìn tranh như N4,5)


Phần NGHE - CHOUKAI JLPT là phần chúng ta lo sợ nhất. Bởi chỉ được nghe DUY NHẤT 1 LẦN, một khi đi qua tai là không trở lại. Đã vậy, nhiều người khi bước vào phòng thi còn bị ảnh hưởng tâm lý, điều này gây áp lực, mất tập trung và ảnh hưởng đến khả năng nghe của chúng ta.


Muốn nghe tốt, không cách nào khác ta phải nghe và nghe. Nghe hằng ngày, đừng đến gần ngày thi mới nghe. Nghe các dạng khác nhau: Dạng trong kì thi JLPT, nghe theo phim, theo nhạc... Hoặc có thể nghe đi nghe lại 1,2 dạng bài đều được, miễn là NGHE.





Điều đó giúp ta quen tiếng Nhật như nghe tiếng mẹ đẻ hằng ngày (Còn các bạn bên Nhật phần này có lợi thế hơn vì được tiếp xúc thường xuyên với người Nhật). Tạo một phản xạ - nghe tiếng Nhật, nghe ai đó nói trong đầu lập tức dịch luôn sang tiếng Việt được. Không còn kiểu "Ồ/ á, có người nói tiếng Nhật kìa" nữa!


Và điều này, còn giúp ta quen với giọng các chị/ các anh trong hội thoại của phần CHOUKAI của JLPT.


Cải thiện kĩ năng nghe JLPT tại đây:


Phương pháp luyện nghe JLPT chuẩn nhất cho mọi cấp độ

Các giáo trình luyện nghe JLPT hay nhất


💠 Dạng 1: Nghe có thông tin câu trả lời


✔️ Bạn sẽ được nghe câu hỏi trước, do đó cần hiểu chính xác nội dung câu hỏi: hỏi về cái gì? Hay hỏi ai?

VD: Dạng này hay có câu hỏi: Nhân vật nữ/nam “ngay sau đó” sẽ làm gì ?...


✔️ Nên bạn cần chú ý xác định, câu hỏi là nam hay nữ? và nghe chọn lọc thông tin “ngay sau đó” là hành động gì?...


💠 Dạng 2: Nghe không tranh


✔️ Bạn cần nghe chính xác câu hỏi trước.


✔️ Khi nghe nội dung chú ý ghi chú những thông tin quan trọng, liên quan đến câu hỏi.


✔️ Nghe câu hỏi lại 1 lần nữa và nghe 4 đáp án, lựa chọn đáp án chính xác.



💮 PHẦN ĐỌC HIỂU:


Phía sau cơn "ác mộng nghe hiểu" chính là đọc hiểu JLPT. Trong phòng thi có 2 dạng người: 1 là đọc không hiểu gì, chọn bừa có khi lại đúng. 2 là luôn phân vân giữa hai đáp án, khi chọn thì lại chọn nhầm đáp án sai.



Theo lời khuyên của các Sensei thì chúng ta nên chọn ngay đáp án mà ban đầu mình đã nghĩ đó là đáp án đúng. Tìm ra keyword khác nhau giữa 2 đáp án ta phân vân và hãy so sánh câu đó với phần keyword có trong bài. Chắc chắn ta sẽ chọn được đáp án đúng.


Nhưng trong trường hợp, linh cảm của bạn từ ban đầu lại vào đúng câu sai thì... bạn đen thôi!


Đùa đó! Quan trọng nhất vẫn là so sánh keyword để tránh bị lừa nhé!


Tăng Tốc độ đọc hiểu - tư duy với các giáo trình đọc hiểu JLPT


💠 Dạng bài đọc Ngắn (1 đoạn văn – 1 câu hỏi)


✔️ Bạn nên đọc câu hỏi trước để hiểu được hỏi cái gì, sau đó mới đọc nội dung.


✔️ Với dạng bài này, có trường hợp chỉ hỏi 1 ý nhỏ trong đoạn văn đó, có trường hợp hỏi: “ ý tác giả muốn nói là gì?”…


✔️ Sau khi đọc nội dung thì đọc 4 đáp án, loại trừ những đáp án ko hợp lý, lựa chọn đáp án chính xác.


✔️ Với dạng bài này, bạn có thể dùng cách gạch chân những nội dung sai khác ở các đáp án, dùng phương pháp loại trừ, chọn ra đáp án đúng.


💠 Dạng bài đọc Dài (Với loại bài này, 1 bài đọc sẽ có nhiều câu hỏi)


✔️ Đọc câu hỏi trước khi đọc đoạn văn.


✔️ Câu hỏi cuối cùng thường là câu hỏi bao quát nội dung: đoạn văn ấy nói về cái gì? Hay tác giả muốn nói gì?


✔️ Những câu hỏi còn lại thì thường tương ứng với thứ tự của đoạn văn:

VD: câu 1 thường liên quan đến đoạn đầu, nên bạn chú ý vừa đọc câu hỏi vừa đọc đoạn văn và vừa trả lời.


💠 Dạng bài: Đọc hiểu tìm thông tin


Chú ý đọc câu hỏi trước, tìm những nội dung liên quan và thực hiện phương pháp loại trừ để chọn đáp án chính xác nhất.


Loại bài số 6 này thường nằm cuối đề thi Đọc hiểu và thường khá dễ lấy điểm nhưng dễ bị cuống khi chọn đáp án, bạn nên làm đầu tiên trong phần thi Đọc hiểu.


Mong rằng với những kinh nghiệm thi JLPT Sách 100 đã cung cấp, có thể giúp bạn cải thiện kĩ năng của mình để có một kì thi JLPT đạt kết quả cao nhé!


Sách tiếng Nhật 100 chúc bạn thành công trên con đường Nhật ngữ!


🎁 KHO TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT "FREE SIÊU TO"

🎁 KHO ĐỀ THI JLPT

>>> Tổng hợp "bí kíp" học tiếng Nhật của các cao thủ 180/180 JLPT

>>> Học tiếng Nhật dễ dàng hơn với tập hợp sổ tay thông minh


>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)

5

(2 đánh giá)

Để lại bình luận